XÁC ĐỊNH TỈ LỆ TRẦM CẢM - LO ÂU - STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TỈNH HƯNG YÊN

Ngô Anh Vinh1, Đỗ Minh Loan1, Phùng Thị Vân1, Dương Thị Xuân1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm - lo âu - stress của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 639 học sinh Trung học cơ sở tại trường Song Mai và Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên được khảo sát bằng thang đánh giá trầm cảm - lo âu - stress (DASS 42: Depression - Anxiety - Stress Scales). Kết quả: Tỉ lệ học sinh mắc rối loạn trầm cảm là 17,7%, lo âu là 35,4% và stress là 20,3%. Tỉ lệ mắc ít nhất một trong 3 rối loạn chiếm 42,2% trong đó mắc chỉ 1 rối loạn là 20,8%, 2 rối loạn là 11,7% và cả 3 rối loạn là 9,7%. Khối lớp 9 có tỷ lệ rối loạn trầm cảm và stress cao nhất so với các khối khác. Kết luận: Trầm cảm - lo âu - stress là các rối loạn tâm thần học đường thường gặp ở trẻ vị thành niên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2005). Child and Adolescent Mental Health Policities and Plans. Mental Health Policy and Serivce Guidence Package. World Health Organization, Geneva.
2. Khalid S Al-Gelban (2007), Depression, anxiety and stress among Saudi adolescent school boys. Perspectives in Public Health. 127 (1): 33-7.
3. Raman Kumar Sandal, Naveen Krishan Goel, Manoj Kumar Sharma (2017). Prevalence of depression, anxiety and stress among school going adolescent in Chandigarh. J Family Med Prim Care. 6(2):405-410.
4. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009). Thực trạng sức khoẻ tâm thần của học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tập 25, số 1S, trang 106-112.
5. Nguyễn Cao Minh (2012). Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần. Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
6. Reem Alharbi, Khalid Alsuhaibani, Abdullah Almarshad (2019). Depression and anxiety among high school student at Qassim Region. J Family Med Prim Care. 8 (2): 504–510.
7. Sharma P, Kirmani MN (2015). Exploring depression & anxiety among college going students. Indian J Sci Res, 4 (6): 528-532
8. Deb S, Strodl E, Sun J (2015). Academic stress, parental pressure, anxiety and mental health among Indian high school students. Int J Psychol Behav Sci, 5(1): 26-34.