15. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ VIÊM, LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH

Nguyễn Thị Khánh1, Nguyễn Thị Tuyết Dương1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc ngoại trú điều trị viêm, loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Nam Định từ 01/01/2021 đến 30/9/2021.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1800 đơn thuốc điều trị ngoại trú tại
khoa khám bệnh có sử dụng thuốc dạ dày.
Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân 67,0±11,8. Tổng đơn thuốc chẩn đoán bệnh lý dạ dày trong các
đơn có kê thuốc dạ dày 70,1%; 29,9% dành cho chỉ định dự phòng. Tỉ lệ đơn thuốc có PPI 89,1%,
có antacid 26,8%. Thời gian điều trị với PPI trung bình 13,1±8,1 ngày, với Antacid 11,8±4,4 ngày.
Số lần dùng trong ngày: PPI 1,04±0,2 lần, antacid 2,3±0,7 lần. Tỉ lệ chung toàn khoa khám bệnh kê
đơn hướng dẫn đúng cách dùng PPI cho bệnh nhân là 67,8%; kê sai là 27,1% và không hướng dẫn
đầy đủ là 5,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất
bản Y học, pp, 2018.
[2] Tạ Long, Bệnh lý dạ dày tá tràng và nhiễm
Helicobacter pylori, Nhà Xuất Bản Y Học, pp, 2003.
[3] Chan Francis KL, “Primer: managing NSAIDinduced ulcer complications-balancing
gastrointestinal and cardiovascular risks”, Nature
Clinical Practice Gastroenterology & Hepatology,
3(10), pp. 563-573, 2006.
[4] Lanza Frank L, Chan Francis KL, “Guidelines
for prevention of NSAID-related ulcer
complications”, Official journal of the American
College of Gastroenterology ACG, 104(3), pp.
728-738, 2009.
[5] Warren JR, Marshall B, “Unidentified curved
bacilli on gastric epithelium in active chronic
gastritis”, The lancet, 321(8336), pp. 1273-1275,
1983.