5. KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI NGHÉN SẢN PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Vũ Hồng Thăng1, Nguyễn Quảng Bắc2
1 Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả xử trí thai nghén các sản phụ
tiền sản giật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tiến hành từ 1/2019 đến 12/2021
trên 316 bệnh nhân được chẩn đoán là tiền sản giật, tiền sản giật nặng và sản giật tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương.
Kết quả: Tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng gặp nhiều nhất độ tuổi mẹ từ 20-34 tuổi (62,97%),
chủ yếu rơi vào nhóm đẻ non muộn có tuổi thai từ 33-36 tuần (44,7% và 48,1%). Tăng huyết áp và
phù gặp hầu hết bệnh nhân. Bệnh nhân có protein niệu dương tính (94,3%), 10,4% bệnh nhân có
ure huyết thanh> 6,6 mmol/l; 7,6% có creatinin huyết thanh > 106 µmol/l; 51,6% có acid uric > 400
µmol/l; 16,5% có GOT/GPT > 70 IU/l. Thai phụ có tiểu cầu <100 G/L chiếm 10,4%, thai phụ protein
máu giảm <60 g/l chiếm 38%, albumin < 25 g/l chiếm 23,4%. Đình chỉ thai chủ yếu là mổ đẻ (95,4%)
có 146/295 trường hợp có biến chứng mẹ, 186/295 sơ sinh có Apgar 1 phút <7 điểm (63,1%). Đình
chỉ thai nghén bằng khởi phát chuyển dạ có 7/21 trường hợp có biến chứng mẹ, 11/21 trường hợp sơ
sinh có Apgar 1 phút <7 điểm (52,4%).
Kết luận: Tiền sản giật xảy ra phần lớn ở nhóm tuổi thai từ 33-36 tuần. Biến chứng với mẹ và thai
là rất nặng nề.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản. Quyết định số 4128/QĐ-
BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2016; p. 112-5
[2] Hà Thị Tiểu Di, Nghiên cứu bệnh lý tiền sản giật
nặng - sản giật và kết quả điều trị tại Bệnh viện39
Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Tạp chí Phụ sản (1) 12,
83–87, 2014.
[3] Trương Thị Hà Khuyên, Nghiên cứu hoạt độ
LDH huyết thanh trong bệnh lý tiền sản giả tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn tốt
nghiệp bác sĩ nội trú, Sản phụ khoa, Đại học Y
Hà Nội, 2015.
[4] Nguyễn Công Nghĩa, Tình hình đình chỉ thai
nghén trên các sản phụ nhiễm độc thai nghén tuổi
thai trên 20 tuần tại Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh
trong 3 năm 1998-2000. Luận án thạc sỹ Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội, 2001.
[5] Đặng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Anh, Nhận
xét kết quả mổ lấy thai ở các sản phụ tiền sản giật
nặng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí
Phụ sản (1) 11, 19–22 (2013).
[6] Lê Thiện Thái, Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh
lý tiền sản giật lên thai phụ và thai nhi và đánh giá
hiệu quả của phác đồ điều trị 2010. Luận án Tiến
sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 2010.
[7] Nguyễn Đức Thuấn, Mối liên quan giữa tăng acid
uric huyết thanh với tình hình xử trí tiền sản giật
tại bệnh viện phụ sản trung ương, Luận văn thạc
sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2006.
[8] Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Thanh Hà, “Kết Quả
xử Trí tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ Sản Trung
Ương Trong năm 2015”. Tạp chí Phụ sản 15 (2),
24 – 29, 2017.
[9] Armaly Z, Zaher M, Knaneh S & Abassi Z
[Preeclampsia: Pathogenesis And Mechanisms
Based Therapeutic Approaches]. Harefuah 158,
742–747 (2019).
[10] A F. & E J. [Preeclampsia - a disease of pregnant
women]. Postepy biochemii 64, (2018).
[11] Gatford KL, Andraweera PH, Roberts CT et
al., Animal Models of Preeclampsia: Causes,
Consequences, and Interventions. Hypertension 75,
1363–1381 (2020).
[12] Witcher PM, Preeclampsia: Acute Complications
and Management Priorities. AACN Adv Crit Care
29, 316–326 (2018).
[13] Zhang N, Tan J, Yang H et al., Comparative risks
and predictors of preeclamptic pregnancy in the
Eastern, Western and developing world. Biochem
Pharmacol 182, 114247 (2020).