ĐẶC ĐIỂM ỐNG SINH TINH VÀ MỐI LIÊN QUAN TỚI THU TINH TRÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MICRO TESE Ở BỆNH NHÂN VÔ TINH KHÔNG DO TẮC

Quách Thị Yến1, Quản Hoàng Lâm2, Đoàn Minh Thụy1, Vũ Thị Hảo3, Nguyễn Huyền Trang1, Nguyễn Trường Nam1, Chu Văn Đức1
1 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
2 Học viện Quân y
3 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm ống sinh tinh và mối liên quan tới thu tinh trùng bằng phương
pháp micro TESE (Microdissection testicular spem extraction - micro TESE) ở bệnh nhân
(BN) vô tinh không do tắc (nonobstructive azoospermia - NOA). Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: 132 BN NOA được làm micro TESE tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân
đội - Học viện Quân y từ 5/2017 - 12/2019. Kết quả: Mô bệnh học 132 BN NOA cho thấy
tỷ lệ suy giảm sinh tinh (Hypospermatogenesis - HP), dừng sinh tinh nửa chừng (Maturation
arrest - MA), hội chứng chỉ có tế bào Sertoli (Sertoli cell only syndrome - SCOS) và hyalin
hóa tương ứng là 8,33%; 20,45%; 59,85% và 11,36%; đường kính ống sinh tinh ở BN NOA
nhỏ hơn giá trị bình thường, trong đó chiều dày vỏ xơ dày hơn; các tế bào biểu mô tinh suy
giảm nặng nề; tỷ lệ BN thu tinh trùng là 40,15%. Xác suất tìm thấy tinh trùng ở BN có đường
kính ống sinh tinh và chiều dày vỏ xơ bình thường gấp 5,58 lần và 6,20 lần so với những BN
nằm ngoài giá trị bình thường. Xác suất tìm thấy tinh trùng ở những BN có điểm Johnsen ≥
8 gấp 6,66 lần so với những bệnh nhân có điểm Johnsen < 8. Kết luận: Có sự khác biệt về
đặc điểm ống sinh tinh ở bệnh nhân NOA so với giá trị bình thường; Mô bệnh học là một
trong các yếu tố tiên lượng sự thành công của phương pháp micro TESE; Có sự liên quan
giữa đường kính ống sinh tinh, chiều dày vỏ xơ và điểm Johnsen đến tỷ lệ thu tinh trùng ở
bệnh nhân NOA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phương NTN, Reproductive endology,
Medical Publishing House, Hanoi, 2013.
[2] World Health Organization, Laboratory
manual for the examination and processing
of human semen, Cambridge University
Press, Cambridge, 2010.
[3] Ishikawa T, Surgical recovery of sperm
in non-obstructive azoospermia. Asian J
Androl, 14(1), 109–115, 2012.
[4] Deruyver Y, Vanderschueren D, Van der
Aa F, Outcome of microdissection TESE
compared with conventional TESE in nonobstructive azoospermia: a systematic
review. Andrology, 2(1), 20–24, 2014.
[5] Tournaye H, Verheyen G, Nagy P et al., Are
there any predictive factors for successful
testicular sperm recovery in azoospermic
patients? Hum Reprod, 12(1), 80–86, 1997.
[6] Wosnitzer M, Goldstein M, Hardy MP,
Review of Azoospermia. Spermatogenesis,
4(1), 1–8, 2014.
[7] Klami R, Mankonen H, Perheentupa A,
Successful microdissection testicular sperm
extraction for men with non-obstructive
azoospermia. Reproductive Biology, 18(2),
137–142, 2018.