MỘT CÔNG THỨC MỚI CÓ TÁC DỤNG XUA MUỖI ĐẺ TRỨNG VÀO Ổ NƯỚC VÀ ỨC CHẾ TRỨNG NỞ GÓP PHẦN KIỂM SOÁT VECTOR TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Phùng Thị Kim Huệ1, Lê Trí Viễn1, Đậu Minh Nga2, Nguyễn Thị Thanh Nga2, Thân Trọng Quang3, Trần Văn Lộc 4
1 Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên
2 Trường THPT chuyên Hùng Vương
3 Trường Đại học Tây Nguyên
4 Viện Hoá, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Loài Anacardium Occidentale phổ biến ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Chiết xuất vỏ hạt của nó có tác dụng diệt ấu trùng của muỗi truyền bệnh, khi chiết xuất  bằng dung môi cho thấy có chứa 62,9% axit anacardic (AA). Tuy nhiên, AA là hỗn hợp lỏng của bốn hợp chất bởi mức độ không bão hòa của chuỗi bên kỵ nước nên khó tan. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khắc phục nhược điểm này bằng cách chuyển đổi AA thành trạng thái muối với natri, để tan trong nước và tồn tại ở dạng anion rồi cho phối hợp với chiết xuất ethanol vỏ chanh tạo công thức mới (MCA) nhằm đánh giá hoạt động diệt trứng và xua muỗi Aedes khỏi nơi đẻ trứng. Kết quả chỉ ra rằng từ dạng lỏng của AA sau khi tách chiết tạo nên dạng muối AA đạt hiệu suất 86%, khi phối trộn với cao vỏ chanh cùng phụ gia với tỉ lệ 2:1:7 tạo viên MCA đã ức chế được sự nở của trứng đối với Ae. aegypti (82,9%) và Ae.albopictus (90,6%) ở liều 10 ppm, so với chứng âm có P<0,05 và so với chứng dương (Azadirachtin) với P>0,05. Tương tự, khi ở cùng nồng độ, MCA đã thể hiện hoạt tính xua Ae. albopictusAe. aegypti khỏi nơi đẻ trứng lần lượt là 68.5% và 78.1% đều có ý nghĩa thống kê (P<0.05) so với chứng âm. Kết quả trên đã thể hiện, công thức MCA hứa hẹn là một chế phẩm thân thiện với môi trường, có tiềm năng kiểm soát muỗi truyền bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Mukhopadhyay AK, Hati AK, Tamizharasu W et al., “Larvicidal properties of cashew nut shell liquid (Anacardium occidentale L) on immature stages of two mosquito species,” Journal of Vector Borne Diseases, 2010, 47(4): 257–260.
[2]. Fang J, Han Q, Johnson JK et al., Functional expression and characterization of Aedes aegypti dopachrome conversion enzyme. Biochemical and biophysical research communications, 2002, 290(1): 287-293.
[3]. Farias DF, Cavalheiro MG, Viana SM et al., Insecticidal action of sodium anacardate from Brazilian cashew nut shell liquid against Aedes aegypti. Journal of the American Mosquito Control Association, 2009, 25(3): 386-389.
[4]. Acevedo HR, Rojas MD, Arceo SDB et al., “Effect of 6-nonadecyl salicylic acid and its methyl ester on the induction of micronuclei in polychromatic erythrocytes in mouse peripheral blood,” Mutation Research—Genetic Toxicology and Environmental Mutagenesis, 2006, 609(1), 43–46.
[5]. Klimek-Szczykutowicz M, Szopa A, Ekiert H, Citrus limon (Lemon) phenomenon—a review of the hemistry, pharmacological properties, applications in the modern pharmaceutical, food, and cosmetics industries, and biotechnological studies. Plants, 2020, 9(1): 119
[6]. Morais SM, Facundo VA, Bertini LM et al., Chemical composition and larvicidal activity of essential oils from Piper species. Biochemical Systematics and Ecology, 2017, 35: 670-675.
[7]. Hue PTK, Evaluating on larvicidal effectiveness of HKM formulation against aedes mosquito transmitting dengue fever and zika (extracts of cashew nut shell and lemon peel). Journal of Malaria and Parasite Diseases Control, 2021, 4(121): 189–200.
[8]. Hue PTK, Optimizing citrus limon peel extraction process and evaluating repellent activity of the extract as against Aedes aegypti. Journal of Biotechnology, 2021, 19 (5): 688-695, ISSN 1811- 4989.
[9]. Mazzetto SE, Lomonaco D, Mele G, “Cashew nut oil: opportunities and challenges in the context of sustainable industrial development,” Quimica Nova, 2009, 32(3): 732–741.
[10]. Andrade TDAD, Araújo BQ, Citó AMDL et al., “Antioxidant properties and chemical composition of technical Cashew Nut Shell Liquid (tCNSL),” Food Chemistry, 2011, 126(3): 1044–1048.