HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC HỌC ĐƯỜNG BẰNG CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG THÔNG MINH TẠI 4 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, HÀ NỘI 2020-2021

Ngô Toàn Anh1, Trần Xuân Bách2, Nguyễn Thị Thắm3, Đoàn Phương Linh3, Vũ Thu Giang4
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Duy Tân
4 Viện Kinh tế Y tế và Công nghệ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục học đường bằng các ứng dụng di động thông minh tại 4 trường trung học cơ sở, Hà Nội 2020-2021. Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng, hiệu qủa can thiệp được đánh giá theo mô hình trước-sau. Cỡ mẫu được tính cho cho can thiệp bao gồm 712 học sinh tại 04 trường trung học cơ sở quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của can thiệp đã góp phần rõ rệt vào việc gia tăng kiến thức và thực hành của học sinh phổ thông cơ sở về phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục học đường. Điểm kiến thức về hành vi, dấu hiệu, hậu quả  bạo lực đều có xu hướng gia tăng sau can thiệp. Điểm kiến thức chung của học sinh về xâm hại tình dục tăng từ 16,2 lên 19,9 điểm. Điểm trung bình về các khía cạnh của xâm hại tình dục đều tăng lên có ý nghĩa thống kê. Sau can thiệp, đã có sự cải thiện về thực hành một cách đáng kể với các hành vi tích cực như tìm kiếm sự trợ giúp, gọi đường dây nóng để hỗ trợ; trong khi cách hành vi tiêu cực như tập hợp bạn bè để trả thù, cổ vũ người thực hiện hành vi đó có xu hướng giảm xuống sau can thiệp. Sau can thiệp, thực hành về bạo lực tinh thần của học sinh tăng lên rõ rệt và các hành vi tích cực của học sinh đối với xâm hại tình dục gia tăng rõ rệt. Can thiệp phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục học đường bằng các ứng dụng di động thông minh tỏ ra rất có hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hillis S, J Mercy, A Amobi A et al., "Global Prevalence of Past-year Violence Against Children: A Systematic Review and Minimum Estimates". Pediatrics, 2016; 137 (3): e20154079.
2. Ministry of Labor, Invalid and Sociasl Affairs. A report of child violence in Vietnam. Conference of child violence prevention, Hanoi; 2017.
3. Sasha Ingber, Chicago Schools Lose Millions For Allegedly Not Shielding Students From Sexual Abuse. 2018, web: https://en.wikipedia.org/wiki/Sexual_abuse_in_primary_and_secondary_schools
4. Vikram P, Gracy A, "Gender, sexual abuse and risk behaviours in adolescents: A cross-sectional survey in schools in Goa". The National Medical Journal of India, 2001; 14 (5): 263–267.
5. World Health Organization, Integrating poverty and gender into health program: a sourcebook for health professionals: module on sexual and reproductive health, 2014, Geneva, Swetzeland.
6. Piolanti A, Heather M, Efficacy of Interventions to Prevent Physical and Sexual Dating Violence Among Adolescents: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA Pediatr. 2021, doi:10.1001/jamapediatrics.2021.4829.
7. Tran N, School violence - Evidence from Young lives research, Vietnam. Presentation of Hanoi conference, 2013.
8. Finkelhor D, Asdigian N, Dziuba-Leatherman J, "The effectiveness of victimization prevention instruction: An evaluation of children's responses to actual threats and assaults", Child Abuse & Neglect. 1995; 19, tr. 141-153.
9. De La Rue L, Polanin R, Espelage DL, "A Meta-Analysis of School-Based Interventions Aimed to Prevent or Reduce Violence in Teen Dating Relationships", Review of Educational Research, 2016; 87: 7-34.
10. Soleiman EY, Shojaeizadeh D, Rahimi FA, "The Effect of an intervention based on the PRECEDE- PROCEED Model on preventive behaviors of domestic violence among Iranian high school girls", Iranian Red Crescent Medical Journal. 2013; 15.
11. Rao N, Sun J, Chen E, "Effectiveness of early childhood interventions in promoting cognitive development in developing countries: a systematic review and meta-analysis", Hong Kong Journal of Paediatrics, 2017; 22(1): 14-25.