6. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG HẸP ĐƯỜNG THỞ DO LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ 2020 ĐẾN 2023

Nguyễn Thị Quý1, Nguyễn Kim Cương1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Sẹo hẹp khí phế quản do lao là di chứng nặng của lao đường thở nhưng thường được chẩn đoán muộn do triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Các xét nghiệm cận lâm sàng MSCT ngực, nội soi phế quản giúp chẩn đoán, đánh giá tổn thương, tiên lượng điều trị.


Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu 81 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hẹp đường thở do lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2020 đến 30/06/2023.


Kết quả: Tuổi trung bình 32; tỷ lệ nữ gấp 4 lần nam. Triệu chứng lâm sàng hay gặp: Ho (100%), đau- tức ngực 71.6%, khó thở 50.6 %, các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc lao 46.9%, khò khè 18.5%, thở rít 11%. Vị trí hẹp gặp nhiều nhất là phế quản gốc trái 67.9%, phế quản gốcphải: 21%, phế quản thùy: 40,7%, khí quản: 18.5%. Hình thái tổn thương dạng xơ sẹo chiếm tỷ lệ cao nhất 63%, phù nề xung huyết: 16%, phù nề phủ giả mạc 10%, tổn thương dạng hạt 6.1%, dạng u và loét đồng chiếm 2.5% , không có trường hợp nào tổn thương dạng không điển hình.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Chi Lăng. Lao nội phế quản, tập 28 năm
1997, trang 53-60. Nôi san lao và Bệnh phổi.
[2] Chung HS. Endobronchial Tuberculosis. J
Korean Med Assoc. 2006;49(9):799-805.
doi:10.5124/jkma.2006.49.9.799
[3] Lee JH, Park SS, Lee DH, Shin DH, Yang SC,
Yoo BM. Endobronchial tuberculosis. Clinical and
bronchoscopic features in 121 cases. Chest. 1992;
102(4):990-994. doi:10.1378/chest.102.4.990
[4] Chung HS, Lee JH, Han SK, et al., Classification
of endobronchical tuberculosis by the bronchoscopic
featrures. Tuberculosis and Respiratory
Diseases. 1991; 38 (2): 108-115.
[5] Argun Baris S, Onyilmaz T, Basyigit I et al.,
Endobronchial Tuberculosis Mimicking Asthma.
Tuberc Res Treat. 2015;2015:781842.
doi:10.1155/2015/781842
[6] Jung SS, Park HS, Kim JO et al., Incidence and
clinical predictors of endobronchial tuberculosis in
patients with pulmonary tuberculosis.
Respirology. 2015;20(3):488-495. doi:10.1111/resp.12474
[7] Hoheisel G, Chan BKM, Chan CHS et al., Endobronchial
tuberculosis: Diagnostic features and therapeutic
outcome. Respiratory Medicine. 1994;88(8):593-597.
doi:10.1016/S0954-6111(05)80007-1
[8] Ozkaya S, Bilgin S, Findik S et al., Endobronchial
tuberculosis: Histopathological subsets and
microbiological results. Multidiscip Respir Med.
2012;7(1):34. doi:10.1186/2049-6958-7-34