3. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ NUÔI CẤY ĐỜM TÌM VI KHUẨN LAO Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGHI LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Nguyễn Kim Cương1,2, Nguyễn Mạnh Thế1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chẩn đoán lao phổi ở bệnh nhân không có bằng chứng vi khuẩn học và mô bệnh học là một thách thức với các bác sĩ lâm sàng.Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố có liên quan đến kết quả nuôi cấy đờm tìm vi khuẩn lao ở những trường hợp nghi lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2022.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 179 bệnh nhân nghi lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương, không có bằng chứng vi khuẩn học. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm: Nhóm nuôi cấy dương tính và nhóm nuôi cấy âm tính. Sử dụng kĩ thuật hồi quy đơn biến và đa biến xác định các yếu tố có liên quan đến kết quả nuôi cấy.


Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ nam/nữ: 2,5/1. Tỉ lệ nuôi cấy vi khuẩn lao môi trường lỏng dương tính 56%, âm tính 44%. Các triệu chứng hay gặp: Ho khạc đờm 53,6%; ran ẩm ran nổ 46.9%; sốt về chiều 41,9%; đau ngực 40,8%. Không có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ mắc lao, tổn thương nghi lao trên phim CT ngực giữa nhóm nuôi cấy dương tính và nuôi cấy âm tính. Mô hình đa biến gồm 7 biến độc lập được đưa vào mô hình: Gầy sút cân, ra mồ hôi về đêm, ho ra máu, ho khạc đờm, hút thuốc lá, tiền sử mắc bệnh lao, tổn thương trên CT ngực. Trong đó ho ra máu là triệu chứng liên quan có ý nghĩa với kết quả nuôi cấy đờm dương tính.


Kết luận: Cân nhắc điều trị bệnh lao đối với bệnh nhân có dấu hiệu ho ra máu, khi đi kèm với các triệu chứng gầy sút cân, ra mồ hôi về đêm, ho khạc đờm, hút thuốc lá, có tiền sử mắc bệnh lao và có tổn thương nghi lao trên phim CT ngực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Global Tuberculosis Report, 2023.
[2] H. F. Swai, F. M. Mugusi, J. K. Mbwambo,
Sputum smear negative pulmonary tuberculosis:
sensitivity and specificity of diagnostic algorithm,
BMC Res Notes, 4, 2011, p. 475.
[3] O. Souza Filho J. B. de, J. M. de Seixas, R. Galliez et al.,
A screening system for smear-negative
pulmonary tuberculosis using artificial neural
networks, Int J Infect Dis, 49, 2016, p. 33-9.
[4] Wanli K, Meiying W, Kunyun Y et al., Factors
associated with negative T-SPOT.TB results
among smear-negative tuberculosis patients in
China, Scientific Reports, 8(1), 2018, p. 4236.
[5] M. H. Nguyen, N. S. Levy, S. D. Ahuja et al.,
Factors Associated With Sputum Culture-Negative
vs Culture-Positive Diagnosis of Pulmonary
Tuberculosis, JAMA Netw Open, 2(2), 2019, p.e187617.
[6] M. V. Nguyen, E. R. Jenny-Avital, S. Burger et
al., Clinical and Radiographic Manifestations of
Sputum Culture-Negative Pulmonary Tuberculosis,
PLoS One, 10(10), 2015, p. e0140003.
[7] Dennis L. Kasper, Anthony S. Fauci, Stephen L.
Hauser et al., Cough and Hemoptysis, Harrison's
Manual of Medicine, 19e, McGraw-Hill Education,
New York, NY, 2016.
[8] Niaina R, Simon GL, Vaomalala R et al., Performance
and impact of GeneXpert MTB/RIF® and Loopamp
MTBC Detection Kit® assays on tuberculosis case
detection in Madagascar, BMC Infectious Diseases,
19(1), 2019, p. 542.