12. GIÁ TRỊ ĐIỆN TÂM ĐỒ BỀ MẶT TRONG DỰ ĐOÁN CƠ CHẾ NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT ĐỀU PHỨC BỘ QRS HẸP KHÔNG CÓ HỘI CHỨNG TIỀN KÍCH THÍCH

Nguyễn Trí Tài1, Trần Minh Thành1, Hoàng Phước Nhất Thi1
1 Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Chẩn đoán cơ chế Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) giúp lựa chọn thuốc cắt cơn và phòng ngừa cơn, chọn đường vào mạch máu, tiên lượng kết quả can thiệp, rút ngắn thời gian thủ thuật và chiếu tia X. Nghiên cứu này giúp xác định giá trị điện tâm đồ bề mặt (ĐTĐBM) trong dự đoán cơ chế NNKPTT.


Mục tiêu: Xác định giá trị điện tâm đồ bề mặt trong dự đoán cơ chế nhịp nhanh kịch phát trên thất đều phức bộ QRS hẹp không có hội chứng tiền kích thích.


Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích hồi cứu các bệnh nhân NNKPTT đều với phức bộ QRS hẹp đã được thăm dò và cắt đốt điện sinh lý tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 10/2022 đến 9/2023.


Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 51,20 ± 11,24, nữ gặp nhiều hơn nam ở nhóm nhịp nhanh vòng vào lại tại nút nhĩ thất (NNVLNNT). Các tiêu chuẩn điện tâm đồ bề mặt có giá trị dự đoán NNVLNNT gồm các tiêu chuẩn: r’/V1; sóng s’giả ở/DII,DIII,aVF và khấc ở aVL có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tương ứng lần lượt là: r’/V1 (80%; 100%; 100%), sóng s’giả/DII,DIII,aVF (64%; 100%; 100%) và aVL (68%; 100%; 100%). Các tiêu chuẩn điện tâm đồ bề mặt có giá trị dự đoán đoán nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất (NNVLNT) gồm các tiêu chuẩn sóng P’ rõ; thay đổi ST-T và luân phiên biên độ QRS có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tương ứng lần lượt là: sóng P’ rõ (84%; 63,6%; 87,5%), thay đổi ST-T (90%; 88%; 75%) và LPBĐ QRS là (80%; 96%; 88,9%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hội Tim mạch Việt Nam, Khuyến cáo về Thăm
dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim,
Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim mạch và
chuyển hóa; Nhà xuất bản Y học chi nhánh Tp
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2011, tr. 195-205.
[2] Nguyễn Lương Kỷ, Tôn Thất Minh, Giá trị điện
tâm đồ bề mặt trong dự đoán cơ chế nhịp nhanh
kịch phát trên thất QRS hẹp; Tạp chí Y học TP.
Hồ Chí Minh, tập 14(4), 2010, tr. 210-216.
[3] Nguyễn Văn Lực, Trần Kim Trang, Giá trị của
chuyển đạo aVL và aVR trong chẩn đoán vòng
vào lại của nhịp nhanh kịch phát trên thất đều
với phức bộ QRS hẹp; Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh, tập 16(1), 2012, tr. 168-174.
[4] Tôn Thất Minh, Đặc điểm lâm sàng và điện sinh
lý nhịp nhanh kịch phát trên thất QRS hẹp do
vòng vào lại nút nhĩ thất hoặc vòng vào lại nhĩ
thất, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 20(1),
2016, tr. 230-237.
[5] Lê Bách Quang, Phạm Gia Khánh, Hà Văn Tùy
và cộng sự, Phương pháp nghiên cứu Y - Dược
học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,105
2002, tr. 60-74.
[6] Viện Tim Tp Hồ Chí Minh, Phác đồ 27: Khảo sát
và cắt đốt điện sinh lý tim, Phác đồ điều trị 2022,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2022, tr. 226-235.
[7] Darío DT, Claudio H, Carlos L et al., Utility
of the aVL lead in the electrocardiographic
diagnosis of atrioventricular node re-entrant
tachycardia, EP Europace, Volume 11, Issue 7,
2009, pp. 944–948.
[8] Erdinler I, Okmen E, Oguz E et al., Differentiation
of narrow QRS complex tachycardia types
using the 12-lead electrocardiogram; Annals
Noninvasive Electrocardiol; 7(2), 2002, pp. 120-
126.
[9] ESC Guidelines for the Management of Patients
With Supraventricular Tachycardia, The Task
Force for the management of patients with
supraventricular tachycardia of the European
Society of Cardiology (ESC): Developed in
collaboration with the Association for European
Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC),
European Heart Journal; 41(5), 2019, p. 655-720.
[10] Esteban G, Jesus A et al., Independent predictive
accuracy of classical electrocardiographic criteria
in the diagnosis of paroxysmal atrioventricular
reciprocating tachycardias in the patients without
pre-excitation, Europace 10(5), 2008, pp 624-
628.
[11] González-Torrecilla E, Arenal A, Atienza F et al.,
ECG diagnosis of paroxysmal supraventricular
tachycardias in patients without preexcitation,
Annals Noninvasive Electrocardiol;16(1), 2011,
pp. 85-95.
[12] Hessling G, Schneider M, Schmitt C, Accessory
pathway, Catheter Ablation of Cardiac
Arrhymias: A Practical Approach, 1st ed,
Springer, chapter 4, 2006, pp. 77-102.
[13] Jayam VKS, Calkins H, Supraventricular
Tachycardia: AV nodal reentry and WolffParkinson-
White syndrome; Hurst’s The Heart,
12th ed, Mc GrawHill, chapter 84, 2018, pp.
1967-1982.
[14] Josephson ME, Electrophysiologic
Investigation: General Concepts; Clinical
Cardiac Electrophysiology: Techniques and
Interpretations, 5th ed, Lippincott Williams &
Wilkins, chapter 2, 2016, pp. 23-70.
[15] Orejarena LA, Vidaillet HJr, DeStefano F et
al., Paroxysmal Supraventricular tachycardia in
the general population, Journal of the American
College of Cardiology; 31(1), 1998, pp. 150-157.