16. KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG TRONG KIỂM SOÁT TĂNG ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông trong kiểm soát tăng AU máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) lọc máu chu kỳ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp điều trị theo dõi dọc 211 bệnh nhân BTMGĐC đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ tháng 07/2022 đến 04/2023.
Kết quả: Có 211 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình là 49,54±12,82. Có 88,2% bệnh nhân bệnh thận mạn tăng AU. Sau 3 tháng can thiệp truyền thông, có 26,4% bệnh nhân đạt mục tiêu AU; sau 6 tháng, gần 2/3 số bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị, chỉ số hiệu quả tăng từ 26,4% lên 71,4%, p=0,001. Nồng độ AU trung bình trước can thiệp là 8,46±1,4 mg/dL, sau 3 tháng còn 7,35±1,79mg/ dL và sau 6 tháng còn 5,17±2,34mg/dL, p=0,001. Nữ giới và thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu purin có liên quan độc lập với tỷ lệ không đạt mục tiêu AU sau can thiệp truyền thông.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân BTMGĐC tăng AU rất cao, chiếm 88,2%. Biện pháp can thiệp truyền thông ở bệnh nhân BTM đang lọc máu định kỳ có hiệu quả trong kiểm soát AU máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng acid uric máu, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, thay đổi lối sống, Cà Mau.
Tài liệu tham khảo
Chronic hyperuricemia, uric acid deposit and
cardiovascular risk, Curr Pharm Des, 19(13),
2013, 2432-2438.
[2] Eghlim N, Arezoo K, Behzad E et al., The
relationship between dialysis adequacy and serum
uric acid in dialysis patients; a cross-sectional
multi-center study in Iranian hemodialysis
centers, J Renal Inj Prev, 6(2, 2017, 142-147.
[3] Nguyễn Văn Tuấn, Khảo sát nồng độ acid uric
huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai
đoạn cuối, Tạp chí Y học Việt Nam, 504(2),
2021, 147-151.
[4] Nguyễn Vĩnh Ngọc, Bệnh Gút; Bệnh học cơ
xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2009, trang 187-210.
[5] Kiyoko K, Yasuo A, Tomoko F et al., Total126
purine and purine base content of common
foodstuffs for facilitating nutritional therapy
for gout and hyperuricemia. Biol. Pharm. Bull,
37(5), 2014, 709–721.
[6] Adam MZ, Juan JC, Melanie W et al., Serum Uric
Acid and Mortality Risk Among Hemodialysis
Patients, Kidney International Reports, 5: 1196–
1206, 2020.
[7] Farya M, Sarfraz A, Muhammad YY et al.,
Prevalence of Hyperuricemia in Thrice Weekly
Maintenance Hemodialysis Patients, Pak J
Kidney Dis, 6(3), 2022, 10-14.
[8] Trịnh Kiến Trung, Nghiên cứu nồng độ acid uric
máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người
từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ, Luận án
Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội, 2015.