THỰC TRẠNG CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Đặng Minh Trí Bùi, Văn Mãi Đỗ, Thị Như Huỳnh Nguyễn, Thu Hằng Phạm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 310 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng, điều trị ngoại trú tại khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long từ tháng 11/2019 đến tháng 07/2020. Kết quả: Bệnh nhân sử dụng thuốc PPI trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm 95,16%, trong đó Esomeprazol được sử dụng nhiều nhất chiếm 38,39%, rabeprazol chiếm 31,94%, lansoprazol chiếm 11,94%, pantoprazol chiếm 3,87%. Hầu hết các bệnh nhân điều trị đều được dùng kết hợp với thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Nhóm thuốc chống nôn giảm đầy hơi sử dụng với tỷ lệ cao 59,68%, nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc chiếm 54,84%. Tác dụng phụ hay gặp nhất ở mức độ nhẹ, với 9,35%. Kết luận: Bệnh nhân được sử dụng thuốc PPI trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm 95,16%, ít gặp các tình trạng tương tác thuốc, tác dụng phụ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trường đại học Dược Hà Nội (2007), Dược lâm sàng và điều trị, NXB Y học: 262-271.
2. Trường đại học Y Hà Nội (2014), Dược lý học lâm sàng, NXB Y học.
3. Trịnh Thị Nhiên (2016). Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc trị viêm loét dạ dày, tá tràng trong điều trị nội
trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực cái nước năm 2015. Bệnh viện Đa khoa Cái Nước.
4. Fock KM, Ang TL (2010). Epidemiology of Helicobacter pylori infection and gastric cancer in Asia. J
Gastroenterol Hepatol, 25: 479–486
5. Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain C et al (2012). Management of Helicobacter pylori infection: the
Maastricht IV Consensus Report. Gut, 61(5): 646-664.
6. Daniel S Strand, Daejin Kim, David A Peura (2017). 25 years of proton pump inhibitors: a comprehensive
review. Gut and liver, 11(1): 27.
7. Fallone CA, Chiba N, Van Zanten SV et al (2016). The Toronto Consensus for the treatment of Helicobacter
pylori infection in adults. Gastroenterology, 151: 51-69.
8. Yuan Y, Ford AC, Khan KJ et al (2013). Optimum duration of regimens for Helicobacter pylori eradication.
Cochrane Database Syst Rev, 12: CD008337.