23. TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN LÃNG HUYỆN MÊ LINH - HÀ NỘI, NĂM 2022

Đinh Văn Giáp1, Đào Xuân Vinh1, Trần Thị Tuyết Lan1, Nguyễn Thị Mỹ Hòa1
1 Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Đánh giá thực trạng trầm cảm ở học sinh trường THPT Yên Lãng, Mê Linh – Hà Nội, năm 2022 và (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của đối tượng nghiên cứu.


Phương pháp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Công cụ đánh giá: bộ công cụ DASS-21.


Kết quả: Tỷ lệ HS có dấu hiệu trầm cảm. Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở mức nhẹ, vừa, nặng lần lượt là 5,6%, 4,0% và 0,8%; không có trầm cảm rất nặng. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm: Thường xuyên tập thể dục; nghiện internet; mối quan hệ với bạn bè; rối loạn mất ngủ sau khi nhiễm covid -19; rối loạn cảm xúc sau khi nhiễm covid -19; suy giảm trí nhớ sau khi nhiễm covid -19; áp lực học tập; áp lực từ kết quả thi, kiểm tra; áp lực học tập chung.


Kết luận:


- Tỷ lệ học sinh có dấu hiệu trầm cảm 10,4% (mức nhẹ, vừa, nặng lần lượt là 5,6%, 4,0% và 0,8%, không có mức độ rất nặng).


- Thường xuyên tập thể dục (OR= 2,3, p < 0,05); Nghiện internet (OR= 4,68, p < 0,05); Mối quan hệ với bạn bè (OR = 6,29, p < 0,05); Mắc phải triệu chứng rối loạn mất ngủ kể từ khi nhiễm covid -19 (OR= 2,52, p < 0,05); Mắc phải triệu chứng rối loạn cảm xúc kể từ khi nhiễm covid -19 (OR = 3,95, p < 0,05); Mắc phải triệu chứng suy giảm trí nhớ kể từ khi nhiễm covid -19 (OR= 3,6, p < 0,05); Gặp phải áp lực học tập (OR= 3,69, p < 0,05); Gặp phải áp lực từ kết quả thi, kiểm tra (OR= 5,2, p < 0,05); Gặp phải áp lực học tập chung (OR= 4,13, p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Manar A et al., Predictors of Depression and
Anxiety Among Senior High School Students
During COVID-19 Pandemic: The Context of
Home Quarantine and Online Education, The
Journal of School Nursing, First Published
February 10, 2021.
[2] Trần Thị Hương Quỳnh và cộng sự, Thực trạng
trầm cảm, lo âu ở học sinh một trường trung học
phổ thông tại tỉnh Nghệ An năm học 2019-2020
và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y học dự
phòng, Tập 30, số 6, 2020, tr. 83-90.
[3] Akshar A et al., Covid -19 anxiety and stress
survey (cass) in high school and college students
due to coronavirus disease 2019, Chest Journal,
158 (4), Supplement, A314, October 01, 2020.
[4] Chengqi Cao et al., Anxiety, depression, and
PTSD symptoms among high school students in
china in response to the COVID-19 pandemic
and lockdown, Journal of Affective Disorders;
296, 2022, tr. 126-129.
[5] Nguyễn Bá Đạt, Kết quả chẩn đoán trầm cảm ở
học sinh THPT Hà Nội, Tạp chí Tâm lý học, số
07/2003, tr. 57-63.
[6] Ngô Thị Trang, Thực trạng stress và một số yếu
tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ
thông Lương Phú, Phú Bình, Thái Nguyên, Luận
văn thạc sỹ Y học dự phòng, Đại học Y dược -
Đại học Thái Nguyên, 2017.
[7] Nguyễn Thị Quế Lâm, Tôn Thất Toàn Thực trạng
trầm cảm, lo âu, stress và hành vi, nhu cầu tìm
kiếm sự trợ giúp tâm lý học sinh lớp 12 trường
Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh
Hoa, năm 2018, Tạp chí Y học dự phòng; Tập
30, số 4 Phụ bản - 2020, tr. 190–197.
[8] WHO, Sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, truy
cập ngày 20/10/2022, tại trang web https://
www.who.int/vietnam/vi/health-topics/
mental-health#:~:text=S%E1%BB%A9c%20
kh%E1%BB%8Fe%20t%C3%A2m%20th%E
1%BA%A7n%20l%C3%A0, ph%E1%BA%A3
n% 20%E1%BB%A9ng%20c%E1%BB%A7a%20
ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20kh%C3% A1c
[9] Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự, Trầm cảm
và một số yếu tố liên quan ở học sinh một trường
Trung học Phổ thông tại Thành phố Hải Phòng
năm 2017, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số
10, 2017, tr. 110-116.