ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH LAO TẠI KHOA NỘI III- BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI, NĂM 2020

Hoàng Đình Đoạt1
1 Bệnh viện Phổi Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân lao điều trị nội trú tại Khoa Nội III - Bệnh viện Phổi Hà Nội, năm 2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 171 bệnh nhân lao tại Khoa III - Bệnh viện Phổi Hà Nội từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2020 sử dụng thang điểm SF 36.V2. Kết quả: Thang điểm SF36.V2 là thang điểm tin cậy để đánh giá CLCS cho người bệnh lao tại Khoa Nội III, Bệnh viện Phổi Hà Nội, năm 2020, với chỉ số Cronbach'anpha của thang đo và Cronbach'anpha cho cả 8 khu vực CLCS> 0,7. Điểm CLCS của người bệnh lao ở mức trung bình thấp: 1922,2 +/- 699,7; với điểm trung bình lĩnh vực sức khỏe thể chất: 1126 +/- 476,3. Điểm trung bình trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần: 796,2 +/- 277,5. Người bệnh lao trên 60 tuổi có CLCS thấp hơn và nguy cơ bị ảnh hưởng tới CLCS cao hơn 4,5 lần so với người bệnh từ 41 đến 60 tuổi (p <0,05) và cao gấp 5, 05 lần đối với người bệnh dưới 40 tuổi (p <0,05). Người bệnh lao có các bệnh mắc kèm có nguy cơ bị ảnh hưởng tới CLCS cao gấp 3,2 lần so với người không có bệnh mắc kèm (CI: 1,1- 9,3; p = 0,025). Sự sụt giảm trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến CLCS của những người bệnh lao, những bệnh nhân bị sụt giảm cân nặng cơ thể trong vòng 1 đến 2 tháng trước đó có nguy cơ bị ảnh hưởng tới CLCS cao hơn 4,04 lần so với những người không có biểu hiện này (CI: 1,2-13,1; p = 0,013).


Kết luận: Người bệnh lao có CLCS thấp vừa phải ở cả hai lĩnh vực thể chất và tinh thần. Điểm số lĩnh vực sức khỏe thể chất có tương quan thuận và chặt chẽ với điểm số lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Những người bệnh lao có nguy cơ bị ảnh hưởng tới CLCS bao gồm: người cao tuổi; những người bị sụt giảm trọng lượng cơ thể; người có bệnh mắc kèm như HIV, đái tháo đường, cao huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Thuý Hằng, “Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm SF36 ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại Viện 103 ...” 2015.
[2] Đỗ Phúc Như Nguyện, “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao đang điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.” 2017.
[3] A. N. Aggarwal, D. Gupta, A. K. Janmeja, and S. K. Jindal, “Assessment of health-related quality of life in patients with pulmonary tuberculosis under programme conditions,” Int. J. Tuberc. Lung Dis., vol. 17, no. 7, pp. 947–953, 2013.
[4] T. Hailu, M. Yitayal, and L. Yazachew, “Health-related quality of life and associated factors among adult HIV mono-infected and TB/HIV co-infected patients in public health facilities in northeast Ethiopia: A comparative cross-sectional study,” Patient Prefer. Adherence, vol. 14, pp. 1873–1887, 2020.
[5]. N. N. Hansel, A. W. Wu, B. Chang, and G. B. Diette, “Quality of life in tuberculosis: Patient and provider perspectives,” Quality of Life Research, vol. 13, no. 3. pp. 639–652, 2004
[6] T. Kastien-Hilka, A. Abulfathi, B. Rosenkranz, B. Bennett, M. Schwenkglenks, and E. Sinanovic, “Health-related quality of life and its association with medication adherence in active pulmonary tuberculosis- a systematic review of global literature with focus on South Africa,” Health Qual. Life Outcomes, vol. 14, no. 42, 2016.
[7] H. Shahdadi, M. Salarzaee, and A. Balouchi, “Quality of life of diabetic patients with smear positive PTB in southeastern Iran: A cross-sectional study in a poor region of Iran,” Indian J. Tuberc., vol. 65, no. 2, pp. 159–163, 2018.
[8] A. N. Siddiqui, K. U. Khayyam, N. Siddiqui, R. Sarin, and M. Sharma, “Diabetes prevalence and its impact on health-related quality of life in tuberculosis patients,” Trop. Med. Int. Heal., vol. 22, no. 11, pp. 1394–1404, 2017.
[9] WHO “World Health Organisation, Global Health TB Report 2019”.