1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X- QUANG BỆNH VIÊM NHA CHU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Lê Nguyên Lâm1, Hồ Minh Đạt2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mối liên hệ tương quan giữa bệnh nha chu và đái tháo đường có tính hai chiều. Không chỉ người bị đái tháo đường dễ bị mắc bệnh nha chu nặng, ngược lại cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết và làm bệnh đái tháo đường tiến triển nặng hơn.


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng X-quang bệnh viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Trà Vinh.


Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân viêm nha chu đến khám và điều trị tại phòng khám Răng Hàm Mặt Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh. Bệnh nhân ĐTĐ type 2 có 6,5% ≤ HbA1c ≤ 8%.


Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang


Kết quả: Chỉ số viêm nướu GI: Viêm nướu nhẹ là 10,2%, viêm nướu trung bình là 58,4%, viêm nướu nặng là 31,4%.Chỉ số mảng bám PLI: Mảng bám phủ < 1/3 bề mặt răng hay có vết dính là 16,8%, 1/3 < mảng bám < 2/3 bề mặt răng là 58,4%, Mảng bám phủ> 2/3 bề mặt răng là 24,8%. Túi nha chu từ 4 - 5 mm (viền nướu nằm trong vạch đen cây thăm dò) là 32,3%. Chỉ số mất bám dính CAL: 0 - 3 mm là 64,6%, 4 - 5 mm là 35,4%. Sang thương túi nha chu sâu có tiêu xương ngang, chiếm tỷ lệ 65,7% ở túi có độ sâu 4-6mm, và 58,8% ở túi >6mm.


Kết luận: Tình trạng bệnh nha chu biểu hiện nghiêm trọng ở bênh nhân đái tháo đường type 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Ái Kiên, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị
Thu Thảo, “Liên quan giữa tình trạng nha chu
và bệnh đái tháo đường típ 2”, Tạp chí Thời sự
Y học, Chuyên đề Răng Hàm Mặt, Số 11/2016,
tr. 39-42.
[2] Phùng Tiến Hải, Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X
quang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45
và đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật,
Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội, 2008.
[3] Nguyễn Thị Diệp Ngọc, Hoàng Tiến Công,
Phạm Thanh Hải, “Nhận xét thực trạng bệnh
vùng quanh răng của bệnh nhân đái tháo đường
type 2 tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái
Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Số 89
(01), 2012, tr. 258-263.
[4] Trần Thị Triệu Nhiên, Tình trạng viêm nha chu
của BN tiểu đường típ 2 tại bệnh viện Trung
ương Huế, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y
Duợc Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
[5] Nguyễn Xuân Thực, Tạ Văn Bình, Đỗ Quang
Trung, “Đánh giá hiệu quả can thiệp bệnh quanh
răng trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp
chí Y học thực hành, Tập 11(741), 2010, tr. 9-13.
[6] Trần Đức Thành, Nha khoa công cộng - Tập
1, Nhà xuất bản Yhọc, Hồ Chí Minh, 2012,117-1709
[7] Anoop Kumar, “Prevalence and severity of
periodontal disease intype 2 diabetes mellitus
of Bareilly region (India)”, Int J Med Sci Public
Health, 2 (1), 2013, pp. 77-83.
[8] Barros F, Braga F et al., “Effects of Nonsurgical
Periodontal Treatment on the Alveolar Bone
Density”, Brazilian Dental Journal, 25(2),2014, 90-95.
[9] Helmi M, Huang H et al., “Prevalence of
periodontitis and alveolar bone loss in a
patient population at Harvard School of
Dental Medicine”, BMC Oral Health, 19
(254), 2019, 1-11.
[10] Jayakumar A, Rohini S et al., “Horizontal
alveolar bone loss: Aperiodontal orphan”,
Journal of Indian Society of Periodontology, 14
(3), 2010, 181 - 185.