ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG LOẠN THẦN Ở ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG ĐA CHẤT MA TÚY TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

Hữu Lợi Nguyễn, Văn Vinh Ngô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sử dụng đa chất ma túy có thể gây ra những rối loạn loạn thần nặng nề, dẫn đến có những hành vi vi phạm pháp luật. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng loạn thần ở đối tượng sử dụng đa chất ma túy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 52 hồ sơ bệnh án giám định của đối tượng phạm tội hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương được hội đồng giám định chẩn đoán có sử dụng đa chất trong 2 năm 2017 và 2018. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới (94,2%), độ tuổi trung bình 34,94 ± 7,05, nghề nghiệp không ổn định (50%) hoặc thất nghiệp (38.5%), trình độ học vấn phổ thông (100%). 34,6% có hoang tưởng, 44,2% có ảo giác. Hoang tưởng bị hại chiếm đa số (66,7%), sau đó là hoang tưởng bị theo dõi (22,2%); ảo thanh đàm thoại gặp nhiều nhất (56,7%); kế đến là ảo thanh ra lệnh (26,1%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ LĐ-TBXH & UNDCP (2010). Báo cáo tình trạng lạm dụng ma túy tại Việt nam 2010. Báo cáo 69/BC-
LĐTBXH về công các cai nghiện ma túy tại Việt nam.
2. Dương Văn Biết (2019). Đặc điểm lâm sàng loạn thần ở những đối tượng sử dụng chất dạng Amphetamin
trong giám định pháp y tâm thần. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thùy Linh (2016). Mô tả đặc điểm sử dụng đa chất trên bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan sử
dụng chất điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa. Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Kim Việt, Trần Hữu Bình, Lê Thị Thu Hà, và cộng sự (2013). Nghiên cứu đặc điểm ảo giác trên bệnh
nhân rối loạn tâm thần liên quan sử dụng Amphetamin. Tạp chí Y học Thực hành, số 10/2013.
5. Nguyễn Kim Việt, Trần Hữu Bình, Lê Công Thiện (2013). Đặc điểm lâm sàng hoang tưởng liên quan sử dụng
chất dạng Amphetamine. Y học Thực hành, số 10.
6. EMCDDA (2009). Polydrug Use: Patterns and Responses. Lisbon November 2009.
7. Hesselbrock V.; Dick D.; Hesselbrock M.; et al. (2009), The search for genetic risk factors asociated with
suicidal behavior, Alcohol – Clin-Exp-Res., May; 28(5 S uppl); 70S-76S.