5. THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2023

Nguyễn Ngọc Tú Quyên1, Nguyễn Thị Đào2
1 Trường Đại học Tây Đô
2 Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng (SDD) ở người cao tuổi (NCT) tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 260 người cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Thông tin thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, qua phỏng vấn trực tiếp.


Kết quả: Tình trạng SDD ở NCT cao chiếm 44,2% và nữ giới là đối tượng có SDD cao hơn. Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD như tuổi, việc dùng thuốc, tình trạng da và tiêu thụ dinh dưỡng (p<0,05). Người có vấn đề về răng miệng có tỷ lệ SDD 51,4% cao hơn không gặp vấn đề răng miệng là 7,1% (p<0,05).


Kết luận và kiến nghị: SDD còn cao ở NCT (44,2%). Tuổi, việc dùng thuốc, bệnh lý răng miệng và ăn thiếu đạm có liên quan đến SDD. Do đó, cần tầm soát tình trạng SDD ở người bệnh từ khi mới nhập viện. Từ đó tiến hành can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Cục Y tế dự phòng và Bộ Y tế, Kết quả Hội nghị
dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 7
với chủ đề “Dinh dưỡng và lão hóa”, 2018, Truy
cập ngày 07 tháng 01 năm 2023. https://vncdc.
gov.vn/ket-qua-hoi-nghi-dinh-duong-tp-hochi-minh-
mo-rong-lan-thu-7-voi-chu-de-dinhduong-va-
lao-hoa-nd14764.html
[2] Lê Thanh Hà, Nghiêm Nguyệt Thu, Phạm Văn
Phú, Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của người bệnh tai biến mạch máu não
tại Bệnh viện lão khoa Trung Ương năm 2019,
Khoa học Điều dưỡng, Số 3. Tr. 121-128, 2022.
[3] Phạm Văn Hiền, Nghiên cứu tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao
tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh
Thừa Thiên Huế Năm 2015, Luận văn tốt nghiệp
bác sĩ y học dự phòng, Khoa Y tế Công Cộng,
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, 2016.
[4] R Hajjar, H Kamel, K Denson, Malnutrition In
Aging. The Internet Journal of Geriatrics and
Gerontology. Vol. 1. p. 1-13, 2003.
[5] Tổng cục Thống kế, Tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2019 già hóa dân số và người cao tuổi ở
Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng cục Thống kê, Hà
Nội, Tr. 2-8, 2021.
[6] Trần Quốc Cường, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Mary
Hannan-Jones, Merrilyn Banks, Danielle
Gallegos, Tần suất suy dinh dưỡng và phương
pháp sàng lọc dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện
tại Việt Nam, Tạp chí DD & TP, Số 14. Tr. 25-
33, 2018.
[7] Trần Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Bích Trâm,
Tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm đánh giá
chủ quan tổng thể SGA ở người bệnh điều trị
nội trú tại khoa Nội tim mạch - Lão học, Bệnh
viện đa khoa khu vực Cam Ranh. Khoa học Điều
dưỡng, Số 2, Tr. 96-103, 2021.
[8] UNFPA, HelpAge International, 2012, Báo cáo
tóm tắt “Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và
Thách thức”. Tr. 3-6.
[9] Võ Văn Tâm, Nguyễn Thị Kim Vệ, Phạm Thị
Lan Anh, Tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố
liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại
một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận
Năm 2020, Y học Tp. Hồ Chí Minh, Số 2. Tr.
87-94, 2020.
[10] World Health Organization, The SuRF Report
2 Surveillance of chronic disease: risk factors:
country-level data and comparable estimates p.
21–22, 2005.