THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ CỦA MUỖI ANOPHELES VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐT MỒI CỦA ANOPHELES DIRUS TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN EA SÔ, XÃ EA SÔ, HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định thành phần loài, phân bố của muỗi Anopheles và hoạt động đốt mồi của An.
dirus tại ba sinh cảnh khu dân cư, bìa rừng và trong rừng khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, xã Ea Sô xã
Ea Sô, huyện Ea Ka, tỉnh Đắk Lắk.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu thập muỗi Anopheles bằng phương pháp thường quy
của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương gồm bẫy màn kép sử dụng mồi người, soi
chuồng gia súc đêm, bẫy đèn trong nhà, soi trong nhà ban ngày vào tháng 6 và tháng 11 năm 2020,
tháng 5 và tháng 12 năm 2021.
Kết quả: Đã thu được 13 loài muỗi Anopheles tại ba sinh cảnh khu dân cư, bìa rừng và trong rừng
tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, xã Ea Sô. An. dirus thu được ở bìa rừng và trong rừng chiếm tỷ lệ
tương ứng là 33,33% và 93,8% và không thu được An. dirus ở khu dân cư. Chỉ thu được 1 cá thể An.
minimus ở trong rừng chiếm tỷ lệ 0,26%. Muỗi An. dirus hoạt động đốt mồi từ 17 giờ đến 4 giờ sáng
ngày hôm sau, An. dirus có thể đốt mồi rất sớm từ 17-18 giờ, đỉnh đốt mồi sớm lúc 18-19 giờ hoặc
22-23 giờ, sau 24h mật độ muỗi đốt mồi thấp.
Kết luận: Véc tơ chính truyền bệnh sốt rét An. dirus thu được trong rừng vào mùa mưa và đầu mùa
khô với mật độ cao, muỗi đốt người từ rất sớm do đó cần khuyến cáo người dân sử dụng các biện
pháp bảo vệ cá nhân như kem xoa, hương xua... từ sớm để phòng chống muỗi đốt cũng như phòng
chống bệnh sốt rét hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốt rét, thành phần loài, An. dirus, hoạt động đốt mồi.
Tài liệu tham khảo
việt nam, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh
thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 2015.
[2] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Cẩm nang kỹ thuật phòng chống bệnh sốt
rét, Nhà xuất bản Y học, tr. 144 – 173, 2011.233
[3] Bùi Lê Duy, Trần Thanh Dương, Nguyễn Quang
Thiều & cs, Thành phần loài Anopheles theo
sinh cảnh và hoạt động đốt mồi của véc tơ chính
An. dirus tại vườn quốc gia Bù Gia Mập, Tạp chí
Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh
trùng, tập 1 (121), tr. 3 – 9, 2021.
[4] Trần Thanh Dương, Trương Trung Kiên, Nguyễn
Quí Anh & cs, “Giám sát can thiệp điểm nóng sốt
rét tại xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai”,
Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký
sinh trùng, tập 1 (109), tr. 13 – 20, 2019.
[5] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Báo cáo tổng kết công tác năm 2020,
Báo cáo số 89/BC-VSR ngày 26 tháng 1 năm
2021, 2021.
[6] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Bảng định loại muỗi Anopheles ở Việt
Nam, Nhà Xuất bản Y Học, 2008.
[7] Nguyễn Xuân Quang, Nghiên cứu muỗi
Anopheles (Diptera: Culicidae) và thử nghiệm
biện pháp phòng chống tại vườn quốc gia Chư
Mom Ray (Kon Tum), vườn quốc gia Kon Ka
Kinh (Gia Lai) và khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô
(Đắk Lắk), Luận văn tiến sĩ, Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật, 2012.
[8] Bùi Lê Duy, Nguyễn Thị Anh, Nguyễn Trần
Bích Diệp, Báo cáo giám sát véc tơ sốt rét tại xã
Ea Sô, Đắk Lắk, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -
Côn trùng Trung ương, 2019.
[9] Nguyễn xuân Quang, Triệu Nguyên Trung,
Nguyễn Văn Chương, Véc tơ sốt rét tại các khu
vực thuỷ điện, thủy lợi của tỉnh Gia Lai, từ năm
2014-2016, Báo cáo khoa học hội nghị Côn trùng
học Quốc gia lần thứ 9, tr. 940-945, 2017.
[10] Sidavong B, Vythilingam I, Phetsouvanh R et
al., “Malaria transmission by Anopheles dirus
in Attapeu province, Lao PDR”, Southeast
Asian J Trop Med Public Health, 25(2), pp. 309
- 315, 2004.
[11] Tananchai C, Tisgratog R, Juntarajumnong W
et al., “Species diversity and biting activity of
Anopheles dirus and Anopheles baimaii (Diptera:
Culicidae) in a malaria prone area of Western
Thailand”, Parasites & Vectors, 5:211, 2012.
[12] Vũ Việt Hưng, Nghiên cứu thành phần loài,
phân bố, tập tính, vai trò truyền sốt rét của muỗi
Anopheles và hiệu lực của kem xua, hương xua
diệt muỗi NIMPE tại huyện Đồng Xuân, tỉnh
Phú Yên, 2017 - 2019, Luận án Tiến sĩ Sinh học,
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, 125 tr, 2020.