19. THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH LIỆT, THANH TRÌ, HÀ NỘI NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Đỗ Anh Tuấn1, Nguyễn Văn Giang1, Đỗ Duy Phương1, Lê Thị Minh Duyên1, Nguyễn Đức Trọng1
1 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (i) Đánh giá thực trạng cận thị học đường của học sinh trường THCS Thanh Liệt, Thanh
Trì, Hà Nội năm 2022; (ii) Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng cận thị học đường của
đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng - Phương pháp: Học sinh từ khối 6 đến 9, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: chọn 3
lớp/khối bằng hình thức bốc thăm và chọn toàn bộ học sinh của các lớp tham gia vào nghiên cứu gồm
420 học sinh. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích và sử dụng số liệu thứ cấp.
Kết quả: Có 420 học sinh tham gia nghiên cứu chiếm 55,5% mắc cận thị. Trong đó có đến 57,5%
học sinh bị cận thị không đeo kính cận. Trung bình độ tuổi được chẩn đoán mắc cận thị ở học sinh
tham gia nghiên cứu là 9,0 (±2,6). Học sinh nữ có khả năng mắc cận thị cao hơn 1,5 lần học sinh
nam (95%CI: 1,0 - 2,3; p<0,005). Học sinh có thành viên trong gia đình mắc cận thị có khả năng mắc
cận thị cao gấp 2,2 lần học sinh không có thành viên trong gia đình mắc cận thị (95%CI: 1,4 – 3,2;
p<0,001); Học sinh không có góc học tập tại nhà có khả năng mắc cận thị cao hơn 3,7 lần so với có
góc học tập tại nhà (95%CI: 2,2 – 6,4; p<0,001). Học sinh sử dụng loại bàn ghế không đạt chuẩn để
học tập tại nhà có khả năng mắc cận thị cao gấp 3,0 lần so với sử dụng bàn ghế đạt chuẩn (95%CI:
1,8 – 5,0; p<0,001).
Kết luận: Nghiên cứu đã đưa ra hai mục tiêu chính để bàn luận, thứ nhất, về thực trạng cận thị học
đường ở học sinh trường THCS Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội năm 2022 có tỷ lệ bị cận thị là 55,5%
(233 học sinh) và 42,5% học sinh cận thị đã đeo kính. Trung bình độ tuổi được chẩn đoán mắc cận
thị ở học sinh tham gia nghiên cứu là 9,0 (±2,6); thứ hai, về một số yếu tố liên quan đến thực trạng
cận thị học đường, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan của một số yếu tố với thực trạng cận thị học
đường ở học sinh gồm, yếu tố giới tính: Nữ có khả năng mắc cận thị cao hơn 1,5 lần nam; yếu tố gia
đình: học sinh có thành viên trong gia đình mắc cận thị có khả năng mắc cận thị cao gấp 2,2 lần học
sinh không có thành viên trong gia đình mắc cận thị; các yếu tố học tập có mối liên quan đến cận thị
học đường (CTHĐ) là: “Góc học tập tại nhà”, “loại đèn chiếu sáng”, “loại bàn ghế học tập tại nhà”.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Thị Giang, Phạm Minh Khuê, Phạm Văn
Hán, “Cận thị học đường và một số yếu tố liên
quan của học sinh Trường trung học cơ sở Quán
Toan - Hải Phòng năm 2014”, Tạp chí Y học dự
phòng. 14(158), 2014.141
[2] Nguyễn Thị Huyền và các cộng sự, “Thực trạng
cận thị của học sinh tại một số tỉnh ở Việt Nam
năm 2019”, Tạp chí Y học dự phòng. 30, 2021.
[3] Vũ Thị Hoàng Lan, Nguyễn Thị Minh Thái,
Hoàng Đức Hạnh, “Thực trạng cận thị học đường
và một số yếu tố liên quan tại Trường trung học
cơ sở Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội năm
2010”, Tạp chí Y tế công cộng 26, 2012.
[4] Mạc Đăng Tuấn, Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh
Xuân, «Kết quả một số giải pháp can thiệp phòng
chống cận thị học đường ở học sinh tiểu học,
trung học cơ sở tỉnh Tuyên quang năm 2017»,
Tạp chí Y học dự phòng. 30, 2020.
[5] Dirani M, Low W et al., “Family history, near
work, outdoor activity, and myopia in Singapore
Chinese preschool children”, British Journal of
Ophthalmology. 94, tr. 4, 2010.