14. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Quảng Bắc1, Nguyễn Văn Kỳ2, Trần Danh Cường3
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Viện 69, Bộ Tư lệnh 969
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở sản phụ đến đẻ tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả trên 550 sản phụ đến sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
năm 2020-2021.
Kết quả: Nhóm tuổi mẹ dưới 25 có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh (TCSS) cao hơn gấp 5,84 lần
so với nhóm tuổi từ 25-34 (95%CI: 3,21-9,27). Phụ nữ chưa kết hôn có nguy cơ TCSS cao hơn gấp
11,32 lần so với người đã kết hôn (95%CI 4,64-20,1). Việc quan tâm tới giới tính của con cũng làm
nguy cơ TCSS tăng lên 2,73 lần. Trẻ sinh trước 37 tuần và cân nặng dưới 2500g làm nguy cơ mắc
TCSS tăng lên lần lượt là 4,69 lần (95%CI 1,13-19,5) và 2,24 lần (1,05-8,41). Sau sinh, trẻ quấy khóc
đêm cũng làm nguy cơ TCSS tăng lên 4,42 lần (95%CI 1,6-12,3). Quan hệ giữa 2 vợ chồng không
hòa thuận cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ TCSS.
Kết luận: Tuổi mẹ không trong độ tuổi sinh đẻ, độc thân và mẹ làm nghề nông là các yếu tố cá nhân
làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Trẻ nhẹ cân (<2500g) hoặc đẻ non (trước 37 tuần) hoặc tình
trạng trẻ không tốt cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người mẹ. Quan hệ của 2 vợ chồng trong giai
đoạn sinh đẻ cũng là một yếu tố quan trọng gây ra trầm cảm cho người phụ nữ sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thị Thùy Mỹ, Dấu hiệu trầm cảm sau sinh của các bà mẹ tại Bệnh viện Sản nhi Trà Vinh năm 2018. Y học Thành phố Hồ Chí Minh; Số 5: 4, 2018.
2. Dương Thị Kim Hoa, Nghiên cứu tình hình rối loạn trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng tại quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng năm 2013 - 2014, Đại học Y Dược Huế.
3. Huỳnh Thị Duy Hương, Trầm cảm sau sinh và các yếu tố ảnh hưởng trên những phụ nữ đến sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Y học Thành phố Hồ Chí Minh; Tập 9: 7, 2005.
4. Lê Thị Thùy, Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan tại thành phố Huế năm 2016, Tạp chí Y - Dược học; Tập 8 (Số 3), 2018.
5. Lương Bạch Lan, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Tỷ lệ và yếu tố liên quan trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có trẻ gửi dưỡng nhi tại Bệnh viện Hùng Vương, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh; 13 (1): 104- 108, 2009.
6. Nguyễn Bích Thủy, Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tại hai phường của quận Hà Đông, Hà Nội năm 2013, Trường Đại học Y tế công cộng, 2013.
7. Nguyễn Hoài Thảo Tâm, Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 5: 8, 2019.
8. Trần Thị Minh Đức, Phụ nữ sau sinh-Những rối nhiễu tâm lý và các biện pháp hỗ trợ: Đề tài NCKH. QGTĐ. 13.14. 2015, Hà Nội: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
9. Trần Thơ Nhị, Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, 2018.
10. Alharbi AA, Abdulghani HM, Risk factors associated with postpartum depression in the Saudi population. Neuropsychiatric disease and treatment; 10: 311, 2014.
11. D.G. KPaA, Postpartum depression in Asian cultures: A literature review. Int J Nurs Stud; 46(10): 1355-1373, 2009.
12. Fisher J, Morrow M, Nhu Ngoc N et al.,Prevalence, nature, severity and correlates of postpartum depressive symptoms in Vietnam. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology; 111(12): 1353-1360, 2004.
13. Mayberry LJ, Horowitz JA, Declercq E, Depression symptom prevalence and demographic risk factors among US women during the first 2 years postpartum. Journal of Obstetric, Gynecologic & Neonatal Nursing; 36(6): 542-549, 2007.
14. Niemi M, Falkenberg T, Petzold M et al., Symptoms of antenatal common mental disorders, preterm birth and low birthweight: a prospective cohort study in a semi‐rural district of V ietnam. Tropical Medicine & International Health; 18(6): 687-695, 2013.
15. Fisher JR, Morrow MM, Ngoc NT et al., Prevalence, nature, severity and correlates of postpartum depressive symptoms in Vietnam. Bjog; 111(12): 1353-60, 2004.
16. Oztora S, Arslan A, Caylan A et al., Postpartum depression and affecting factors in primary care. Niger J Clin Pract; 22(1): 85-91, 2019.