4. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, TỈ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Đỗ Đình Tùng1, Tạ Văn Bình2, Phạm Thúy Hường3
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ, tỉ lệ đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose ở những
đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh để quản lý và điều trị.
Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành với 1333 đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu,
tuổi từ 30 đến 64.
Kết quả: Số đối tượng có duy nhất 1 yếu tố nguy cơ rất thấp chiếm 8,9%, 2 yếu tố nguy cơ chiếm
22,9%, 3 yếu tố nguy cơ chiếm 29,9%, 4 yếu tố nguy cơ trở lên có tỷ lệ cao nhất là 37,4%. Trong mẫu
nghiên cứu này thì BMI ≥ 23 là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất. Tiếp đến là tăng huyết áp, ít hoạt động
thể lực và tiền sử gia đình mắc đái tháo đường. Phân bố bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp
glucose theo tuổi. Tỷ lệ chung mắc đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở nhóm đối tượng có
yếu tố nguy cơ tương ứng là 10,5% và 13,8%. Tỉ lệ mắc đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose
tăng dần ở các đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ và ở nhóm đối tượng cao tuổi.
Kết luận: Đái tháo đường ở đối tượng 30 đến 64 tuổi có yếu tố nguy cơ cao chiếm tỷ lệ 10,5%. Tỷ lệ
mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ mắc đái tháo đường, rối loạn dung
nạp glucose cao ở các nhóm có nhiều yếu tố nguy cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tạ Văn Bình, S.Colaguri, “Phòng và quản lý bệnh
ĐTĐ tại Việt Nam tập 1”. Nhà xuất bản Y học, tr
5-7, 2003.
[2] Tạ Văn Bình và cộng sự, “Phòng và quản lý bệnh
ĐTĐ tại Việt Nam tập 2”. Nhà xuất bản Y học, tr
5-7, 2004.
[3] Tạ Văn Bình, “Theo dõi và điều trị bệnh ĐTĐ”.
Nhà xuất bản Y học, tr 5-11, 2004.
[4] J.I. Man, N.J. Lewis- Barned, “Dietary
Management of Diabetes Mellitus in Europe
and North America. International Texbook of
Diabetes Mellitus. Third Edition, Volume one.
England, tr 741-745, 2004.
[5] Clive Cockram, “Diabetes Mellitus. Principles
and Practice of Clinical Medicine in Asia., p 429-
462, 2020.
[6] John K. Davidson, Clinical Diabetes Mellitus.
Third Edition. A problem oriented opproach,
p.354-355.
[7] Matthews, Insulin resistance and beta-cell function
– a clinical perspective, Diabetes. Obesity and
Metabolism. 3 (Suppl. 1): S28-S33, 2001.
[8] Zierath JR, Handberg A, Tally M et al., C-peptid
stimulates glucose transport in isolated skeletal
muscle independent of insulin receptor and
tyrosin kinase activation. Diabetologia, 39:306-
313, 1996.
[9] Zimmet P, Epidemiology, Evidence for prevention
typ2 diabetes. The epidemiology of diabetes
mellitus, p.41, 2001.