TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH SẢN PHỤ KHOA

Bùi Đặng Lan Hương1, Bùi Đặng Minh Trí2, Trần Cao Trí3
1 Bệnh viện Từ Dũ
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Trường Đại học Tây Đô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú lưu trữ tại khoa phụ sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, tỉnh An Giang trong thời gian từ Từ 01/01/2019 đến 31/12/2019. Kết quả: Có 42,08% (101) đơn tương tác thuốc (TTT) ở nhóm khám bảo hiểm y tế (BHYT) và 42,50% (68) ở nhóm khám dịch vụ. 9,75% tra cứu TTT đồng nhất từ 2 phần mềm TTT đồng nhất và 16,00% đồng nhất TTT ở cả 3 phần mềm. Tỷ lệ phần mềm TTT có mối liên quan đến trình độ người kê đơn, chế độ khám bệnh và số lượng bệnh chẩn đoán. Nhóm khám BHYT TTT được tra từ 2 phần mềm đồng nhất chiếm tỷ lệ 10,83% (2 phần mềm) và 16,25% (3 phần mềm) cao hơn phòng khám dịch vụ 7,50% (2 phần mềm) và 15,63% (3 phần mềm). Đối với trình độ chuyên môn ở người kê đơn là CKII cho tỷ lệ TTT tra được từ 2 phần mềm đồng nhất là 15,38%, chuyên môn là THS có tỷ lệ TTT tra từ 3 phần mềm đồng nhất là 27,59%. Kết luận: Tỷ lệ TTT ở nhóm khám BHYT cao hơn ở nhóm khám dịch vụ. Tỷ lệ phần mềm TTT có mối liên quan đến trình độ người kê đơn, chế độ khám bệnh và số lượng bệnh chẩn đoán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Joint Formulary Committee (2014). British National Formulary, British Medical Association and Royal Pharmaceutical Society of Great Britain, London.
2. Halmiton RA et al (1998). Frequency of hospitalization after exposure to known drug-drug interactions in a medicaid population. Pharmacotherapy, 18: 1112-1120.
3. Nguyễn Thị Song Hà, Lê Thị Uyển, Lê Thị Quỳnh Anh (2015). Phân tích hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2014. Tạp chí Dược học, 55(10).
4. Hammel R.W. et al (1961). Unfilled Prescriptions in Your Community? Journal of the American Pharmaceutical Association, 155.
5. Malone DC, Abarca J, Hansten PD et al (2004). Identification of Serious DrugDrug Interactions: Results of the Partnership to Prevent Drug Drug Interactions. J Am Pharm Assoc, 44: 142-151.
6. Qui ID-Rankin JR et al (1997). Marnaging Drug supply, second edition kumanrian press, USA.
7. Miller R.R (2015). Prescribing Habits of Physicians-A Review of Studies and Prescribing of Drugs. Drug Intelligence and Clinical Pharmacy, 7: 492-557.