10. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, SUY GIẢM DUNG NẠP GLUCOSE TẠI HÀ NỘI

Đỗ Đình Tùng1, Tạ Văn Bình2, Phạm Thúy Hường3
1 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ liên quan của bệnh đái tháo
đường của người dân tại Thành phố Hà Nội.
Phương pháp: Tổng số đối tượng nghiên cứu là 1060 người độ tuổi từ 20-74 tuổi, đang sống ở Hà
Nội. Thiết kế nghiên cứu mô tả, cắt ngang theo công thức cỡ mẫu nghiên cứu mô tả. Chọn ngẫu nhiên
2 khu vực điều tra một ở nội thành, một ở ngoại thành. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được hỏi
bệnh, khám, làm nghiệm pháp tăng glucose máu.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 5,7% rối loạn dung nạp glucose 7,4%, tỷ lệ người chưa được chẩn đoán
xấp xỉ 60%. Nghiên cứu này cũng chứng minh mối liên quan giữa sống trong khu vực nội đô, tình
trạng thừa cân/béo phì, tăng huyết áp với bệnh ĐTĐ.
Kết luận: Có mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ thừa cân/béo phì, tăng huyết áp với tỉ lệ nguy cơ
mắc đái tháo đường. Sống trong nội thành có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn sống ở ngoại thành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tạ Văn Bình, Người bệnh đái tháo đường cần
biết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2004.74
[2] Tạ Văn Bình, Những Nguyên lý Nền tảng Bệnh
đái tháo đường - Tăng glucose máu, Nhà xuất bản
Y học, 815, 2007.
[3] Phạm Khuê, Phạm Gia Khải và CS, Tăng huyết
áp – Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, 1997.
[4] Trần Thị Đoàn, Nguyễn Vinh Quang, Tỉ lệ rối loạn
lipid máu ở bệnh nhân tiền đái tháo đường được
chẩn đoán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Tạp
chí Nội tiết - Đái tháo đường, (6), tr.754-60, 2012.
[5] Alberti KG, Zimmet P, Shaw J, International
Diabetes Federation: a consensus on Type 2
diabetes prevention, Diabetic Medicine, 24(5),
pp.451-63, 2007.
[6] Diabetes Prevention Program Research Group,
10-year follow-up of diabetes incidence and
weight loss in the Diabetes Prevention Program
Outcomes Study, Lancet (London, England),
374(9702), pp.1677-86, 2009.
[7] International Diabetes Federation, A Guide to
The National Diabetes Programs, International
Diabetes Federation, pp.101, 2010.
[8] Tuomilehto J, Lindstrom J, Eriksson JG et al.,
Finnish Diabetes Prevention Study Group.
Prevention of type 2 diabetes mellitus by changes
in lifestyle among subjects with impaired glucose
tolerance, N Engl J Med, 344(18), pp.1343-50,
2001.
[9] Zimmet p, The rising prevelence of type 2
diabetes: a global perspective of an epidemic in
progress. Medicographia, Vol 21. No4. P.294-
298, 1999.