THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ GÚT Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

Bùi Đặng Minh Trí1, Đặng Quang Phúc2, Nguyễn Trung Hưng3
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Tây Đô
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc điều trị gút trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, theo dõi dọc dựa trên các đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ trong thời gian từ 06/2019 - 12/2019. Kết quả: 100% bệnh nhân được kê đơn alopurinol với mục đích kiểm soát acid uric, đưa acid uric máu về mức “mục tiêu”. Ngoài ra, có 34,52% số bệnh nhân sử dụng colchicin và 7,14% bệnh nhân có sử dụng meloxicam trong điều trị cơn gút cấp tính. Bệnh nhân ngoại trú điều trị bằng phác đồ đơn độc ban đầu (chiếm 80,95%), đa số bệnh nhân được sử dụng alopurinol đơn độc (chiếm 92,65%). Lý do thay đổi phác đồ chủ yếu là triệu chứng lâm sàng được cải thiện (chiếm 69,57%). Việc sử dụng thuốc điều trị gút có hiệu quả giảm nồng độ acid uric máu trên các đối tượng bệnh nhân ngoại trú. Số bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng theo dõi liên tục đạt tỷ lệ tương đối cao (chiếm 61,90%). Kết luận: Bệnh nhân gút điều trị ngoại trú chủ yếu dùng phác đồ đơn trị liệu, tỷ lệ dùng alopurinol đơn độc cao. Hiệu quả giảm aicd uric và đạt mục tiêu điều trị bệnh ở bệnh nhân ngoại trú chiếm tỷ lệ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hector Molina và CS (2010). Crystal- Induced Synovitis, Arthritis and Rheumatologic Diseases. The Washington manual of medical thepapeutics: 860- 864.
2. Tạ Diệu Yên (2000), Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây bệnh gút tại khoa Khớp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Bộ môn Dược lý - Đại học Dược Hà Nội (2012), Dược lý học tập 2, NXB Y học.
4. Bộ Y tế (2013). Công văn số 789/KCB-NV về việc phản ứng trên da nghiêm trọng do dùng thuốc allopurinol.
5. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp.
6. Choi HK et al (2004). Alcohol intake and risk of incident gout in men: a prospective study. Lancet, 363(9417): 12877-81.
7. Ingrasciotta Y., Sultana J. et al (2015). Association of individual nonsteroidal anti-inflammatory drugs and chronic kidney disease: a populationbased case control study. PLoS One, 10(4).
8. Hughes J. C., Wallace J. L. et al (2017). Monitoring of Urate-Lowering Therapy Among US Veterans Following the 2012 American College of Rheumatology Guidelines for Management of Gout. Ann Pharmacother, 51(4): 301-306.