ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG SONDE FOLEY ĐẶT KÊNH CỔ TỬ CUNG Ở THAI TRÊN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN TỪ THÁNG 12/2021 – 10/2022

Trần Văn Cương1, Nguyễn Thị Phương Lâm1, Trần Văn Bảo1, Phạm Thị Thuận1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong các phương pháp khởi phát chuyển dạ, đặt ống thông Foley ở kênh cổ tử
cung là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện lớn ở
Việt Nam.
Mục tiêu: Nhận xét hiệu quả và một số yếu tố liên quan khởi phát chuyển dạ bằng sonde Foley
đặt ở kênh cổ tử cung ở thai trên 22 tuần.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu trên 82 sản phụ có chỉ định chấm dứt thai
kỳ, tuổi thai từ 22 tuần trở lên tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 12/2021 – 10/2022.
Kết quả: Tỉ lệ thành công khởi phát chuyển dạ: thành công mức độ 1 là 93,9%: thành công
mức độ 2 là 80,5% và thành công thực sự là 73,1%. Bishop sau bơm bóng tăng trung bình là 3,5 ±
1,5 điểm. Không ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng sau dùng Foley. Tỉ lệ khởi phát chuyển dạ
thành công không bị ảnh hưởng bởi nhóm tuổi, số lần sinh, tiền sử mổ lấy thai. Tỉ lệ khởi phát
chuyện dạ thành công càng cao khi chỉ số Bishop trước đặt Foley càng cao.
Kết luận: Sonde Foley có hiệu quả cao trong khởi phát chuyển dạ, rất ít tác dụng không mong
muốn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phượng Trân, Hiệu quả của khởi
phát chuyển dạ bằng ống thông Foley đặt ở
kênh cổ tử cung ở thai trên 40 tuần tại Bệnh
viện Từ Dũ, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021.
503(2): p. 39
2. Nguyễn Thị Anh Phương, So sánh hiệu
quả khới phát chuyển dạ của thông Foley bóng
đôi cải tiến và bóng đơn đặt kênh cổ tử cung ở
thai trưởng thành tại Bệnh viện Hùng Vương.
Tạp chí Y học TPHCM, 2016. 20(1): p. 149-
155.
3. Ngô Minh Hưng, Hiệu quả khởi phát
chuyển dạ với ống thông Foley đôi cải tiến trên
thai kỳ quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt
thai kỳ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp
chí Y học TPHCM, 2019. 23(2): p. 121-126.
4. Nguyễn Thị Lâm Hà, Hiệu quả của khởi
phát chuyển dạ bằng ống thông Foley đặt thông
qua lỗ trong cổ tử cung ở thai đủ trưởng thành
tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa. Tạp chí Y học
TPHCM, 2015. 20(1): p. 322-327.
5. Marconi, Anna Maria, Recent advances in
the induction of labor. F1000Research, 2019. 8:
p. F1000 Faculty Rev-1829
6. Gu, Ning, Foley Catheter for Induction of
Labor at Term: An Open-Label, Randomized
Controlled Trial. PloS one, 2015. 10(8)
7. Manly E., Comparing Foley Catheter to
Prostaglandins for Cervical Ripening in
Multiparous Women. J Obstet Gynaecol Can,
2020. 42(7): p. 853-860
8. Chowdhary A., Comparison of
intracervical Foley catheter used alone or
combined with a single dose of dinoprostone
gel for cervical ripening: a randomised study. J
Obstet Gynaecol, 2019. 39(4): p. 461-467.
9. ACOG Practice Bulletin No. 107:
Induction of labor. Obstet Gynecol, 2009.
114(2 Pt 1): p. 386-397.