ĐIỀU TRỊ XƠ CỨNG VẬT HANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT MẢNG XƠ VÀ GHÉP BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN: BÁO CÁO 2 TRƯỜNG HỢP NỘI SOI TĨNH MẠCH HIỂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị bệnh xơ cứng vật hang bằng phương pháp cắt mảng xơ và ghép bằng
tĩnh mạch hiển là một phương pháp phẫu thuật làm dài cân trắng. Phương pháp này hiện nay
là một trong những phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh xơ cứng dương vật. Mổ mở lấy tĩnh
mạch hiển vẫn là phương pháp phổ biến để lấy tĩnh mạch hiển làm mảng ghép. Nhờ những
tiến bộ của phẫu thuật nội soi việc lấy tĩnh mạch hiển qua nội soi được áp dụng.
Báo cáo 2 trường hợp lâm sàng: Bệnh nhân nam 68 tuổi bệnh nhân phát hiện khối xơ cứng
dương vật và quan hệ khó khăn trong 3 năm. khối xơ vật hang vùng 1/3 giữa dương vật mặt
lưng dương vật kích thước khối xơ cứng là 3x2 cm. Quá trình phẫu thuật trong 150 phút.
Bệnh nhân nằm viện 7 ngày. Sonde tiểu được lưu trong 1 ngày, dẫn lưu vùng đùi rút sau 6
ngày. Trong quá trình nằm viện không có các biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân nam 54 tuổi phát hiện khối xơ 1/3 giữa dương vật mặt bụng dương vật kích thước
khối xơ 2x1,5 cm. Quá trình phẫu thuật trong 120 phút. Bệnh nhân nằm viện 7 ngày. Sonde
tiểu được lưu trong 1 ngày, dẫn lưu vùng đùi rút sau 6 ngày. Trong quá trình nằm viện không
có các biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn. Bệnh nhân có có viêm phù nề vùng đùi phải và
được điều trị chống viêm sau ổn định.
Kết luận: Phẫu thuật cắt mảng xơ và ghép tĩnh mạch hiển để điều trị bệnh xơ cứng vật hang
là một phương pháp mổ an toàn, đem lại hiểu quả điều trị cao cho bệnh nhân. Nội soi lấy tĩnh
mạch hiển là một phương pháp hiểu quả để lấy tĩnh mạch hiển.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Báo cáo trường hợp, xơ cứng vật hang, cắt mảng xơ, ghép bằng tĩnh mạch hiển.
Tài liệu tham khảo
Peyronie and the disease named after him,
The Lancet, 2001; 357 (9273): 2049-2051.
[2] Nguyễn Quang, Bệnh học nam khoa cơ bản,
Nhà xuất bản Y học, 2012; p156-158.
[3] Gonzalez-Cadavid NF, Rajfer J, Mechanisms
of disease: new insights into the cellular and
molecular pathology of Peyronie’s disease,
Nature Clinical Practice Urology, 2005; 2
(6): 291-297.
[4] Ralph D, Gonzalez‐Cadavid N, Mirone V et
al., The management of Peyronie’s disease:
Evidence‐based 2010 guidelines, The journal
of sexual medicine, 2010; 7 (7): 2359-2374.
[5] Gelbard M, Lipshultz LI, Tursi J et al., Phase
2b study of the clinical efficacy and safety
of collagenase Clostridium histolyticum in
patients with Peyronie disease, J Urol, 2012;
187 (6): 2268-2274.
[6] Kadioglu A, Akman T, Sanli O et al.,
Surgical treatment of Peyronie’s disease: a
critical analysis, European urology, 2006; 50
(2): 235-248.
[7] Kumar R, Nehra A, Surgical and minimally
invasive treatments for Peyronie’s disease,
Current opinion in urology, 2009; 19 (6):
589-594.
[8] Jas Kalsi, The results of plaque incision and
venous grafting (Lue procedure) to correct
the penile deformity of Peyronie’s disease,
BJU International, 2005; 95 (7): 1029-1033.
[9] Kadioglu A, Sanli O, Akman T et al., Graft
materials in Peyronie’s disease surgery: a
comprehensive review. The journal of sexual
medicine, 2007; 4 (3): 581-595.