KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG TINH HOÀN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Duy Khánh1, Cao Đắc Tuấn1, Nguyễn Quang1, Trịnh Hoàng Giang1, Nguyễn Hữu Thảo1, Bùi Văn Quang1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương tinh hoàn tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2022.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi hồi cứu, chọn mẫu thuận tiện trên
38 bệnh nhân điều trị phẫu thuật chấn thương tinh hoàn tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2022.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân chấn thương tinh hoàn là 27,84 ± 10,71 tuổi (từ
10-53 tuổi) và 63,2% bệnh nhân đã kết hôn. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tai nạn giao
thông chiếm 52,6%. Thời gian nằm viện trung bình là 15,26 ± 17,14 ngày (từ 6-32 ngày). Có
22 bệnh nhân (57,8%) tổn thương tinh hoàn phải và 1 trường hợp tổn thương tinh hoàn 2 bên.
Thời gian phẫu thuật trung bình là 65,44 ±25,15 phút (45-100 phút). Có 34 trường hợp bảo
tồn được tinh hoàn và 4 trường hợp phải cắt bỏ tinh hoàn dập nát. Hậu phẫu không có trường
hợp nào chảy máu, hoại tử tinh hoàn, có 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ. Thời gian theo
dõi sau mổ trung bình là 30 tháng (2-57 tháng). Có 19/38 số bệnh nhân có giảm kích thước
tinh hoàn bên chấn thương, 7/25 bệnh nhân giảm nồng độ testosterone, 9/16 bệnh nhân tinh
trùng thấp dưới mức trung bình. Không có trường hợp nào đau kéo dài sau mổ.
Kết luận: Chấn thương tinh hoàn là một cấp cứu tiết niệu – nam học chủ yếu xảy ra ở người
trẻ tuổi, việc chẩn đoán sớm và can thiệp hợp lý sẽ tăng tỉ lệ bảo tồn tinh hoàn cũng như các
chức năng nội tiết, sinh sản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Cubillos J, A conservative approach to
testicular rupture in adolescent boys. The
Journal of urology, 2010. 184(4S): p. 1733-
1738.
[2] Shewakramani S, Reed KC, Genitourinary
trauma. Emergency Medicine Clinics, 2011.
29(3): p. 501-518.
[3] Freehill MT, Presumed testicular rupture
during a college baseball game: a case report
and review of the literature for on-field
recognition and management. Sports health,
2015. 7(2): p. 177-180.
[4] Grigorian A, National analysis of testicular
and scrotal trauma in the USA. Research and
reports in urology, 2018. 10: p. 51.
[5] Lee SH, Trauma to male genital organs: A
10‐year review of 156 patients, including
118 treated by surgery. BJU international,
2008. 101(2): p. 211-215.
[6] Lobianco R, Contrast-enhanced sonography
in blunt scrotal trauma. Journal of ultrasound,
2011. 14(4): p. 188-195.
[7] Albert NE, Testicular ultrasound for trauma.
The Journal of Urology, 1980. 124(4): p.
558-559.
[8] Kim SH, The efficacy of magnetic resonance
imaging for the diagnosis of testicular
rupture: a prospective preliminary study.
Journal of Trauma and Acute Care Surgery,
2009. 66(1): p. 239-242.
[9] Ugarte R, Spaedy M, Cass A, Accuracy of
ultrasound in diagnosis of rupture after blunt
testicular trauma. Urology, 1990. 36(3): p.
253-254.
[10] Patil M, Onuora V, The value of ultrasound
in the evaluation of patients with blunt scrotal
trauma. Injury, 1994. 25(3): p. 177-178.
[11] Buckley JC, McAninch JW, Use of
ultrasonography for the diagnosis of testicular
injuries in blunt scrotal trauma. The Journal
of urology, 2006. 175(1): p. 175-178.
[12] Cross J, Scrotal trauma: a cause of testicular
atrophy. Clinical radiology, 1999. 54(5): p.
317-320.
[13] Kukadia AN, Testicular trauma: potential
impact on reproductive function. The Journal
of urology, 1996. 156(5): p. 1643-1646.
[14] Williams M, Testosterone recovery after
polytrauma and scrotal injury in patients
from Operation Enduring Freedom and
Operation Iraqi Freedom. The Journal of
Urology, 2015. 193(2): p. 618-622.
[15] Tomomasa H, Testicular injury: late results
of semen analyses after uniorchiectomy.
Archives of andrology, 1992. 29(1): p. 59-63.