PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2022

Phan Hữu Vinh1, Trần Thị Kiều Oanh2, Nguyễn Đức Mạnh2, Bùi Thị Yến2, Đoàn Thị Trang2, Đặng Công Sơn3, Lê Minh Đạt4
1 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
2 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Đại học Y Hà Nội
3 Khoa Tâm lý - Đại học Yale
4 Hội Y tế Công cộng Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả phong cách học tập của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2022;
Mô tả được một số yếu tố ảnh hưởng tới phong cách học tập của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội
năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên sinh viên từ năm nhất tới
năm thứ sáu trường Đại học Y Hà Nội.
Kết quả: Trong 330 sinh viên, 57,6% có phong cách học tập (PCHT) là đơn phương thức (trong
đó 24,6% là thị giác chiếm tỷ lệ lớn nhất, 21,5% là thính giác và 11,5% là vận động). Về PCHT đa
phương thức (42,4%), có sự kết hợp giữa thị giác và thính giác chiếm tỷ lệ cao nhất (13,9%). Trong
tính cách của sinh viên, có cả tính cách hướng nội và hướng ngoại (43,3%) chiếm ưu thế. Sinh viên
học lực khá có tỷ lệ PCHT đa phương thức cao gấp 3,74 lần (95%CI: 1,28-10,91) so với nhóm có
học lực giỏi. Con số này ở nhóm yếu là 6,06 lần (95%CI: 1,22-29,99). Có mối tương quan chặt chẽ
giữa tính cách tới việc lựa chọn ít hay nhiều phong cách học tập. Tính cách chỉ hướng nội có tỷ lệ
phong cách học tập đa phương thức cao hơn so với nhóm có tính cách chỉ hướng ngoại dao động từ
0,32-0,98 với p=0,041.
Kết luận: Sinh viên có phong cách học tập đơn phương thức chiếm tỷ lệ cao hơn so với đa phương
thức. Có mối tương quan được tìm thấy giữa phong cách học tập và tính cách, phong cách học tập
và điểm số học tập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lau WWF, Yuen AHK, Gender differences in
learning styles: Nurturing a gender and style
sensitive computer science classroom. Australas
J Educ Technol, 26(7), 2010.
[2] Brown T, Zoghi M, Williams B et al., Are learning
style preferences of health science students
predictive of their attitudes towards e-learning?.
Australas J Educ Technol, 25(4), 2009.
[3] Koohestani HR, Soltani ASK, Ahmadi F, The
Paradox of Acceptance and Rejection: the
Perception of Healthcare Professional Students
about Mobile Learning Acceptance in Iran
University of Medical Sciences. Qual Res Educ,
7(2), 144, 2018.
[4] Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Hà, Phong cách
học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế. , accessed: 09/28/2022.
[5] AlKhasawneh E, Using VARK to assess changes
in learning preferences of nursing students at a
public university in Jordan: Implications for
teaching. Nurse Educ Today, 33(12), 1546–1549,
2013.
[6] Giang BTK, Tuan VV, Language Learning
Strategies of Vietnamese EFL Freshmen. Arab
World Engl J, 9(3), 61–83, 2018.
[7] Ayesha Fahim Identification of Preferred
Learning Style of Medical and Dental Students
Using VARK Questionnaire. hindawi.com/journals/bmri/2021/4355158/>,
accessed: 09/14/2022.
[8] Paiboonsithiwong S, Kunanitthaworn N,
Songtrijuck N et al., Learning styles, academic
achievement, and mental health problems among
medical students in Thailand. J Educ Eval Health
Prof, 13, 2016.
[9] Nguyễn Thị Phương Thảo, Nghiên cứu về phong
cách học tập của sinh viên năm nhất tại khoa quốc
tế - Đại học Thái Nguyên. TNU J Sci Technol,
226(09), 22–29, 2021.