THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đào tạo liên tục là hình thức đào tạo dành cho các đối tượng học viên đã tốt nghiệp từ
trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ
tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm [1].
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và kết quả đào tạo liên tục tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020-2021.
Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng
Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 413 học viên, 99 giảng viên tại Bệnh viện Bạch Mai thông
qua phát vấn bằng phiếu và hồi cứu số liệu từ hồ sơ quản lý khóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy
hầu hết các khóa học được xây dựng và ban hành theo đúng quy định. Tỷ lệ xếp loại học tập, khả
năng ứng dụng kiến thức/kỹ năng của học viên khá tốt.
Kết luận: Các phương pháp giảng dạy tích cực được hầu hết giảng viên sử dụng trong quá trình
giảng dạy. Hình thức lượng giá khóa học đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng học viên. 51,6% học
viên xếp loại học tập loại khá. Tỷ lệ học viên áp dụng kiến thức/kỹ năng được đào tạo và thực tế công
việc tại đơn vị khá cao (trên 90%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đào tạo liên tục, thực trạng, Bệnh viện Bạch Mai.
Tài liệu tham khảo
trưởng Bộ Y tế, ngày 09/8/2013 về việc Hướng
dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, 2013.
[2] Bộ Y tế, Thông tư số 26/2020/TT-BYT, ngày
28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa
đổi, bổ sung Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng
dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, 2020.
[3] Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện
Bạch Mai, Báo cáo tổng kết hoạt động Đào tạo
năm 2014, 2014.
[4] Trịnh Yên Bình, Thực trạng nguồn nhân lực,
nhu cầu đào tạo liên tục cho nhân viên y học cổ
truyền, đánh giá hiệu quả một số giải pháp can
thiệp. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội,
2013.
[5] Thái Phương Oanh, đánh giá hoạt động đào tạo
liên tục tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017, Đề tài
nghiên cứu cấp cơ sở, 2017.