NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM NẤM Ở CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN ĐÔNG Y TỈNH NGHỆ AN NĂM 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Một tỷ lệ không nhỏ các vị thuốc Đông dược nhiễm nấm do điều kiện bảo quản không
tốt. Khi nấm ký sinh trên các vị thuốc Đông dược sinh ra các chất độc như aflatoxin, ochatoxin ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng… Đề tài nghiên cứu tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc Đông
dược tại Bệnh viện Đông y tỉnh Nghệ An 2019.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, thành phần loài nấm ký sinh ở các vị thuốc Đông dược tại Bệnh viện Đông
y tỉnh Nghệ An năm 2019.
Đối tượng và phương pháp: Các vị thuốc Đông dược bảo quản tại kho thuốc Bệnh viện Đông y tỉnh
Nghệ An. Thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả thực nghiệm tại Labo.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm nấm bằng kỹ thuật soi tươi trong môi trường KOH là 40,0%. Tỷ lệ nấm sợi
chiếm 92,0%, nấm men chỉ chiếm 8,0%. Tỷ lệ nhiễm nấm bằng kỹ thuật nuôi cấy nấm trong môi
trường Saboraud là 48,1%, trong đó tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc Bắc là 41,1%, thuốc Nam 62,2%.
Bằng kỹ thuật PCR đã xác định 11 loài nấm, trong đó: A. niger chiếm tỷ lệ cao nhất 60,0%(30/50);
tiếp đến A. tubingensis 18,0% (9/50).
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc Đông dược cao (48,1%), thành phần loài đa dạng (11 loài),
cần có biện pháp bảo quản phù hợp giảm tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc Đông dược.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thuốc Đông dược, nấm y học.
Tài liệu tham khảo
dược sỹ đại học, NXB Y học Hà Nội, 283 Trang,
2012.
[2] Cornell University, USA, Aflatoxins: Ocucurrence
and Healt, Risks, Tekboo, 2013.
[3] David GS, Mycotoxins in Crops: A threat to
Human and Domestic Animal Health,Virgnia
Polytechnic Institute and State University
Blachsburg. VA., 2013.
[4] Nguyễn Đình Nga, Nguyễn Thị Kiều Khanh,
Văn Phố, “Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc và
aflatoxin trong một số dược liệu bán ở Quận 5 –
Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành
phố Hồ Chí Minh, “Tập 16”, Phụ bản số 1, Trang
93-96, 201223
[5] World Health Organization, Jont FAO/WHO
Food Standards Programe Condex Committee On
Contannamnts In Foods, Food and Agriculture
Organization of the United Nations, 2013, pp.118.
[6] World Health Organization, Jont Fao/WHO Food
Standards Programe Condex Committee On
Contannamnts In Foods, Food and Agriculture
Organization of the United Nations, 2018, 178 pp
[7] National Institute of Malariology Parasitology
and Enmotology, Health Researth Methology,
Postgraduate and graduate textbooks, Medical
Publishing House, Hanoi, 2018.
[8] Lý Thu Hương, Mức độ nhiễm vi nấm sinh
ochratoxin A trong đất, và rễ cây cà phê ở một số
vùng trồng cà phê trọng điểm, Luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Vi sinh vật, Đại học Khoa học tự
nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
[9] Đậu Huy Hoàn, Nghiên cứu thực trạng nhiễm
nấm và aflatoxin trên các vị thuốc đông dược tại
một số bệnh viện tỉnh Nghệ An (2016 -2018),
Luận án tiến sỹ y học, 2018.
[10] Andre EK, Ali A, Toufic R et al., , Defferentiation
Between Aspergillus flavus and A Aspergillus
parasiticus from pure culture and alflatoxinContaminated grapes using PCR-RFLP analysis
of aflr-aflj intergennic specer, Jounal of food
science, Vol.76(4), 2011, pp.247-253.
[11] Ajfand, Africa Scholarly Science Communications
Trust, African Jounal of Food Agricuture,
Nutrition and Development, Vol.16(3), 2016,
pp.10992-11003.
[12] Pereira M, Diversity and association of
filamentous fungi in coffee beans under organic
and conventional cultivation, African Jounal of
Microbiology Research, Vol.8(6), 2014, pp.2505-
2512, Doi: 10.5897/AJMR2013.6571.