ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp (VTC) ở trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Thái Bình từ năm 2018 đến năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 9 năm 2018 đến
tháng 10 năm 2021 tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình. Tất cả trẻ em dưới 16 tuổi được chẩn đoán
VTC theo tiêu chuẩn Atlanta 2012 được lựa chọn vào nghiên cứu. Thông tin về đặc điểm chung của
đối tượng nghên cứu, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị được thu thập bằng phiếu
nghiên cứu.
Kết quả: Có 33 trẻ mắc VTC đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, trong đó có 8 trẻ được chẩn đoán năm 2018-
2019, 9 trẻ năm 2020 và 16 trẻ năm 2021. Phần lớn bệnh nhân là nam giới ở độ tuổi học đường (≥6
tuổi). Tất cả trẻ đều có biểu hiện đau bụng. Phần lớn trẻ đau bụng từng cơn, mức độ nhẹ và vừa.
60,6% trẻ có biển hiện nôn và 24,2% trẻ có sốt. 21,2% bệnh nhân được chẩn đoán VTC do u nang
ống mật chủ, sỏi mật, 6,1% trẻ mắc VTC do bệnh lý chuyển hóa do gen. VTC không rõ nguyên nhân
gặp ở 60,6% tổng số đối tượng nghiên cứu. Thay đổi chỉ số huyết học chủ yếu là tăng bạch cầu và
bạch cầu đa nhân trung tính với tỷ lệ lần lượt là 60,6% và 78,8%. Nồng độ lipase máu tăng gấp 3 lần
bình thường gặp ở 92,9% bệnh nhi VTC trong nhóm nghiên cứu, trong khi đó amylase máu tăng gấp
3 lần bình thường thì chỉ gặp ở 75,8% bệnh nhi. 36,4% bệnh nhi VTC có tăng CRP. 63,6% bệnh nhi
VTC có tình trạng tăng đường máu. Có 27 trẻ (81,8% được điều trị theo phương pháp nội khoa. Điều
trị ngoại khoa chiếm tỷ lệ 18,2 %, chủ yếu là điều trị nguyên nhân). Bệnh nhi VTC điều trị khỏi hoàn
toàn chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,7%. 30,3% bệnh nhân xuất hiện VTC tái phát sau điều trị. Tỷ lệ VTC
có biến chứng là 3%. Không có trẻ nào tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 11,3± 5,9.
Kết luận: Số lượng bệnh nhi VTC đang có xu hướng tăng trong các năm. Đau bụng và nôn là 2 triệu
chứng thường gặp nhất. CT Scanner là phương pháp chẩn đoán VTC tốt. Hầu hết các bệnh nhân trong
nghiên cứu đáp ứng với điều trị nội khoa đơn thuần. Chỉ định điều trị ngoại khoa chủ yếu là điều trị
nguyên nhân gây VTC.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tụy cấp, trẻ em, Thái Bình.
Tài liệu tham khảo
characteristics and treatment of acute pancreatitis
in children, Doctor Thesis, Ha Noi Medical
University, 2008.
[2] Huong BTT, Clinical, paraclinical characteristics
and treatment of acute pancreatitis in children in
National Children’s Hospital, Ha Noi Medical
University, 2015.
[3] Ha NTV, Cause, Clinical and Paraclinical
characteristics of acute pancreatitis in children in
National Children’s Hospital, Viet Nam Journal
of medicine, 2017, 451 (1), 5.
[4] Tam TTT, Ngoc TLC, Characteristics of acute
pancreatitis in children in Children’s Hospital
1 and Children’s Hospital 2, Ho Chi Minh City
Medicine, 2007, 11 (1), 143-147.
[5] Greenberg JA, Hsu J, Bawazeer M et al.,
Clinical practice guideline: management of acute
pancreatitis. Can J of Surg, 2016, 59 (2), 13.
[6] DeBanto JR, Goday PS, Pedroso MR et al., Acute
pancreatitis in children. Am J Gastroenterol,
2002, 97 (7), 1726-1731.
[7] Lautz TB, Chin AC, Radhakrishnan J, Acute
pancreatitis in children: spectrum of disease and
predictors of severity. J Pediatr Surg, 2011, 46
(6), 1144-1149.
[8] Batra HS, Kumar A, Saha TK et al., Comparative
Study of Serum Amylase and Lipase in Acute
Pancreatitis Patients. Indian J Clin Biochemistr,
2015, 30 (2), 230-233.