KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA SANG THƯƠNG TẮC HOÀN TOÀN MẠN TÍNH

Vũ Hoàng Vũ1, Trương Quang Bình2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
2 Đại học Y Dược TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da sang thương tắc hoàn toàn mạn tính (THTMT)
là thủ thuật khó trong can thiệp mạch vành qua da với tỉ lệ thành công thấp hơn và tỷ lệ biến chứng
liên quan thủ thuật cao hơn so với can thiệp sang thương không phải THTMT. Hiện chưa có nhiều
nghiên cứu tại Việt Nam về biến chứng của thủ thuật can thiệp sang thương THTMT ĐMV, nên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm có thêm dữ liệu về biến chứng của can thiệp sang thương
THTMT ĐMV.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ biến chứng và các yếu tố liên quan tới biến chứng của thủ thuật
can thiệp qua da sang thương THTMT ĐMV.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát trên các bệnh nhân được can thiệp ĐMV qua da
sang thương THTMT ĐMV tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, từ 04/2017 đến 06/2019.
Kết quả: 194 bệnh nhân được can thiệp qua da sang thương THTMT ĐMV, với tuổi trung bình là
67,3±11,3, trong đó nam giới chiếm 73,7%. Tiền sử ghi nhận có tăng huyết áp (82,5%), nhồi máu
cơ tim cũ (26,3%), can thiệp ĐMV qua da trước đây (26,3%), đái tháo đường (29,9%), bệnh thận
mạn (9,8%). Có 77,4% bệnh nhân nhập viện vì hội chứng vành cấp. Điểm SYNTAX I trung bình là
21,7±7,2, điểm J-CTO trung bình là 2,4±1,1. Chiến lược can thiệp xuôi dòng chiếm tỉ lệ 83,0%; vị
trí can thiệp nhiều nhất là động mạch liên thất trước (55,7%). Tỉ lệ thành công chung của thủ thuật
là 87,1%. Tỷ lệ biến chứng liên quan thủ thuật được ghi nhận trong thời gian nằm viện là 17 trường
hợp (8,6%), gồm có: thủng ĐMV (2,1%), bóc tách mạch vành (1,5%), mất nhánh bên (1,0%), huyết
khối lòng mạch (1,0%), nhồi máu cơ tim liên quan thủ thuật (0,5%), rối loạn nhịp tim (1,5%); chảy
máu (0,5%). Các yếu tố có liên quan đến biến chứng thủ thuật: cao tuổi,tiền sử có can thiệp động
mạch vành qua da.
Kết luận: Tỉ lệ biến chứng liên quan can thiệp ĐMV qua da sang thương THTMT thấp (8,6%). Các
yếu tố làm tăng tỷ lệ biến chứng của thủ thuật là tuổi cao và tiền căn can thiệp mạch vành trước đây

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Noguchi T, Miyazaki MDS, Morii I et al.,
“Percutaneous transluminal coronary angioplasty
of chronic total occlusions. Determinants of
primary success and long‐term clinical outcome”.
Catheterization and cardiovascular interventions,
2000, 49 (3), 258-264.
[2] George S, Cockburn J, Clayton TC et al., “Longterm follow-up of elective chronic total coronary
occlusion angioplasty: analysis from the UK
Central Cardiac Audit Database”. Journal of the
American College of Cardiology, 2014, 64 (3),
235-243.
[3] Brilakis ES, Banerjee S, Karmpaliotis D et al.,
“Procedural outcomes of chronic total occlusion
percutaneous coronary intervention: a report
from the NCDR (National Cardiovascular Data
Registry)”. JACC: Cardiovascular Interventions,
2015, 8 (2), 245-253.
[4] Danek BA, Karatasakis A, Karmpaliotis D et al.,
“Development and Validation of a Scoring System
for Predicting Periprocedural Complications
During Percutaneous Coronary Interventions
of Chronic Total Occlusions: The Prospective
Global Registry for the Study of Chronic Total
Occlusion Intervention (PROGRESS CTO)
Complications Score”. Journal of the American
Heart Association, 2016, 5 (10), e004272.
[5] Sapontis J, Salisbury AC, Yeh RW et al., “Early
procedural and health status outcomes after
chronic total occlusion angioplasty: a report
from the OPEN-CTO Registry (Outcomes,
Patient Health Status, and Efficiency in Chronic
Total Occlusion Hybrid Procedures)”. JACC:
Cardiovascular Interventions, 2017, 10 (15),
1523-1534.
[6] Galassi AR, Boukhris M, Toma A et al.,
“Percutaneous coronary intervention of chronic
totalocclusionsinpatientswithlowleftventricular
ejection fraction”. JACC: Cardiovascular
Interventions, 2017, 10 (21), 2158-2170.
[7] Rigger J, Hanratty CG, Walsh SJ, “Common and
uncommon CTO complications”. Interventional
Cardiology Review, 2018, 13 (3), 121.
[8] Riley RF, Sapontis J, Kirtane AJ et al.,
“Prevalence, predictors, and health status
implications of periprocedural complications
during coronary chronic total occlusion
angioplasty”. EuroIntervention: journal of
EuroPCR in collaboration with the Working
Group on Interventional Cardiology of the
European Society of Cardiology, 2018, 14 (11),
e1199-e1206.
[9] Konstantinidis NV, Werner GS, Deftereos S et
al., “Temporal trends in chronic Total occlusion
interventions in Europe: 17 626 procedures from
the European registry of chronic Total occlusion”.
Circulation: Cardiovascular Interventions, 2018,
11 (10), e006229.
[10] Lee SW, Lee PH, Ahn JM et al., “Randomized trial
evaluating percutaneous coronary intervention
for the treatment of chronic total occlusion: the
DECISION-CTO trial”. Circulation, 2019, 139
(14), 1674-1683.
[11] Vescovo GM, Zivelonghi C, Scott B et al.,
“Percutaneous Coronary Intervention for Chronic
Total Occlusion”, 2020.
[12] YbarraLF,RinfretS,BrilakisESetal.,“Definitions
and Clinical Trial Design Principles for Coronary
Artery Chronic Total Occlusion Therapies: CTOARC Consensus Recommendations”. Circulation,
2021, 143 (5), 479-500.
[13] Karacsonyi J, Vemmou E, Nikolakopoulos ID
et al., “Complications of chronic total occlusion
percutaneous coronary intervention”. Neth Heart
J, 2021, 29 (1), 60-67.