KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM TỪ 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN DÂN QUÂN Y BẠC LIÊU NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm phổi là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do
viêm phổi cao nhất. Vi khuẩn là căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất. Do vậy, kháng sinh đóng vai trò
quan trọng và không thể thiếu trong điều trị để giảm tỷ lệ tử vong của viêm phổi. Việc phân tích đánh
giá thực trạng sử dụng kháng sinh hiện nay là cực kỳ cần thiết, giúp cho các thầy thuốc lâm sàng, các
nhà quản lý trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý. Đồng
thời, cũng chính là nâng cao hiệu quả điều trị viêm phổi cộng đồng cho trẻ em. Trong nghiên cứu
có 63 trẻ mắc viêm phổi, gồm 37 (58,73%) nam và 26 (41,27%) nữ. Trẻ 6-12 tháng tuổi mắc bệnh
nhiều nhất 25 (39,68%), trẻ 48-60 tháng mắc bệnh ít nhất 4 (6,35%). Tỷ lệ trẻ được chẩn đoán mã
J18 (viêm phổi, tác nhân không đặc hiệu) là cao nhất 28 (44,44%). Trẻ viêm phổi nhập viện chủ yếu
vào tháng 2 (31,75%). Nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị là nhóm Beta- lactam, Amoxicillin/
acid clavuclanic là kháng sinh được chỉ định nhiều nhất 55 (87,3%). Kháng sinh này có 4 biệt dược,
trong đó Klamentin của được sử dụng nhiều nhất 27 (42,86%). Nguồn gốc của các biệt dược chủ yếu
từ Việt Nam. Các kháng sinh sử dụng 100% là đường uống. Kháng sinh dạng gói chiếm tỷ lệ cao
nhất (68,25%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi, trẻ em, Bạc Liêu.
Tài liệu tham khảo
pediatrics. Medical Publishing House, 2020.
[2] Ministry of Health, Guidelines for the
management of community-acquired pneumonia
in children, 2014.
[3] Ministry of Health, Guidelines for diagnosis
and treatment of some common diseases in
children, 2015.
[4] Ministry of Health, Guidelines for using antibiotic
in children, 2015.
[5] Vietnam Respiratory Society, Vietnam Pediatric
Association, Recommended for diagnosis and
treatment of childhood respiratory infections, 2018.
[6] Vietnam Association of Tuberculosis and Lung
Disease, Community-acquired Pneumonia and
COPD exacerbations, Journal of Respiratory,
2018; 15(5):2-28.
[7] Vietnam Association of Tuberculosis and Lung
Disease, Standard practice in hospital and good
management in the community in the respiratory
specialist, Journal of Respiratory, 2019.
[8] Van HP, Thanh NV, Ngoc TV et al., Pathogens
causing hospitalized community acquired
pneumonia results from REAL study 2016-2017,
Journal of Medical Research, 2017; 22(1).
[9] Tuan TA, Community-acquired pneumonia in
children, current inadequacies and solutions.
Presented at Hai Phong Respiratory Conference,
Vietnam, 2019.
[10] Trang LV, Research on the causes of the disease
and risk factors in children with pneumonia
lasting more than 2 weeks at the Respiratory
Department, Thanh Hoa Children’s Hospital,
Journal of Pediatric Research and Practice,
2016; 4(1).