MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHIỄM LIÊN CẦU KHUẨN NHÓM B VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BẰNG KHÁNG SINH Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TỪ 35 -37 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (Group B Streptococcus -GBS),
xác định kết quả điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai từ 35 -37 tuần tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ
An 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả
có phân tích và nghiên cứu thực nghiệm tại labo với đối tượng là phụ nữ mang thai từ 35 -37 tuần.
Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu gồm: Kỹ thuật thăm khám lâm sàng thai phụ; Kỹ thuật phỏng
vấn; Kỹ thuật nuôi cấy và định danh vi khuẩn trên môi trường Group B Streptococcus và khuẩn lạc
dạng S tan huyết β trên thạch máu.
Kết quả: Tỷ lệ có viêm nhiễm qua thăm khám lâm sàng ở phụ nữ mang thai từ 35 -37 tuần tại Bệnh
viện Sản Nhi Nghệ An là 9,2%. Tỷ lệ thai phụ sử dụng kháng sinh dự phòng trong nghiên cứu là
100%. Nhóm thai phụ tiêm một mũi kháng sinh chiếm 68,5. Sử dụng kháng sinh Cephalothin theo
đường tiêm an toàn cho mẹ 100,0% không có tác dụng phụ. Kết quả dự phòng viêm nhiễm cho bé 48
giờ sau sinh rất tốt, cụ thể: Không có trẻ sơ sinh nào bị viêm da, nhiễm khuẩn rốn, hay viêm phổi, chỉ
có một trường hợp nhiễm khuẩn huyết do E.coli chiếm tỉ lệ 1,8%.
Kết luận và kiến nghị: Cần khám sàng lọc chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B và điều trị sớm
cho phụ nữ mang thai từ 35 -37 tuần để phòng viêm nhiễm cho mẹ và bé sau sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Liên cầu khuẩn nhóm B, phụ nữ có thai, Nghệ An.
Tài liệu tham khảo
treatment guidelines. MMWR, 51 (NO. RR- 6),
2002, pp.9- 28.
[2] CDC - USA, Prevention of perinatal group
B Streptococcal disease: A public health
perspective. MMWR, 45(7), 1996, pp. 1-24.
[3] Ministry of Health, National action plan of health
care for mothers, children and infants in the
period 2016 - 2020, 2016, page 15.
[4] Ministry of Health, Instruction 04 (12003/CTBYT) on strengthening infant care for decreasing
neonatal mortality rate, 2003.
[5] Thanh NTV, The prevalence of group B
streptococcal colonization in pregnant women
at Tu Du Hospital in June 2006 - June 2007,
Thesis of Doctor Specialist II, Ho Chi Minh
City University of Medicine and Pharmacy, 2007.
[6] Hiep TQ, Study of several characteristics of
vaginitis caused by group B streptococcal
colonization among pregnant women examined
and treated in Bach Mai Hospital. Thesis of Doctor
Specialist II, Hanoi Medical University, 2011.
[7] Seale AC, Estimates of the burden of group b
streptococcal disease Woldwide pregnant women
Stillbirths, and children. Clinical Infectious
Disease, 2017, 65.
[8] Xiaoshan G, Epidemiology of invasive group B
streptococcal disease in infants from urban area
of South China, 2011-2014. BMC Infectious
Diseases, 2018, 18(1), 78 - 90.
[9] Edwards RK, Clark P, Sistrom CL et al.,
Intrapartum antibiotic prophylaxis 1: relative
effects of recommended antibiotics on gram
negative pathogens. Obstet Gynecol, Vol 9, Issue
3, 2002, 534 - 539.
[10] Schrag SJ, A population - based comparison
of strategies to prevent early - onset Group B
streptococcal disease in neonates, New Engl J
Med 2002, 347 (4), 233 - 9.