HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI

Bùi Đặng Lan Hương1, Tôn Nữ Phương Trang2, Hoàng Thị Trường3
1 Bệnh viện Từ Dũ
2 Trung tâm Y tế thành phố Biên Hòa
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi người lớn tại Bệnh viện Đa
khoa Đồng Nai năm 2021.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 114 bệnh nhân được chẩn đoán viêm
phổi và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - giai đoạn từ 01/9/2020 - 01/03/2021.
Kết quả: Có 81,58 % bệnh nhân nghiên cứu đáp ứng tốt với kháng sinh, tỷ lệ thành công ở nhóm sử
dụng 2 kháng sinh là 82,02% và 3 loại kháng sinh là 100,0%. Sự khác biệt về tỷ lệ thành công giữa
các nhóm sử dụng phác đồ điều trị khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p = 0,018. Các bệnh nhân
vừa đổi loại kháng sinh vừa bổ sung kháng sinh có tỷ lệ thành công cao nhất, chiếm 100,0%, các bệnh
nhân phải đổi loại kháng sinh và các bệnh nhân được bổ sung thêm kháng sinh có tỷ lệ thành công
lần lượt là là 83,33% và 87,50%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa với p < 0,05. Thời gian điều trị trung
bình của các bệnh nhân tham gia khảo sát 11,2 ± 8,7 ngày. Bệnh nhân được nằm viện điều trị từ 7
đến 14 ngày chiếm tỷ lệ chủ yếu với 51,75%. Đa số các bệnh nhân sau khi điều trị đều có kết quả tốt.
Kết luận: Phần lớn các bệnh nhân đáp ứng tốt với kháng sinh. Các bệnh nhân vừa đổi loại kháng
sinh vừa bổ sung kháng sinh có tỷ lệ thành công cao nhất. Thời gian điều trị trung bình của các bệnh
nhân tham gia khảo sát 11,2 ± 8,7 ngày. Bệnh nhân được nằm viện điều trị từ 7 đến 14 ngày chiếm
tỷ lệ chủ yếu với 51,75%. Đa số các bệnh nhân sau khi điều trị đều có kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Binh NT, Community acquired pneumonia,
Epidemiology - Bacteriology - Pathophysiology,
Ho Chi Minh City Medical Journal, 2008; 12(4):
17-21 (in Vietnamese).
[2] Anh NQ, Chau NQ, Guidelines for diagnosis and
treatment of internal diseases, Medical Publishing
House, 2016 (in Vietnamese).
[3] Ministry of Health - Bach Mai Hospital,
Guidelines for the diagnosis and treatment of
medical diseases, Medical Publishing House,
2004 (in Vietnamese).
[4] The American Thoracic Society and the Infecuous
Diseases Society of America, Guidelines for the
Management of Adults with Hospital-acqutred,
Yenulator-associated, and Healthcare-associated
Pneumonia, Am J Respair Crit Care Med Care,
2005; 171: 388 - 416.
[5] Thai HH, Description of clinical, subclinical
and etiology in patients with middle lobe
lesions treated at the respiratory department of
Bach Mai hospital, Master of Medicine Thesis,
Hanoi Medical University. Presented at Hanoi
Medical University, in Hanoi, Vietnam, 2007 (in
Vietnamese).
[6] Sau NT, Luyen PD, Cost of community-acquired
pneumonia treatment at Trung Vuong hospital,
Thesis II, Presented at Ho Chi Minh City
University of Medicine and Pharmacy in HCM
city, Vietnam, 2017 (in Vietnamese).