THƯƠNG TÍCH TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng thương tích do té ngã ở người cao tuổi trên địa bàn Tp. Nam Định năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang về hậu quả thương tích do té ngã ở người cao tuổi, thời gian từ tháng 1/2021 - 12/2021, tại 4 phường, xã: Nam Vân, Nam Phong, Mỹ Xá, Lộc Hòa - Tp.Nam Định. Kết quả: Thương tích do té ngã ở người cao tuổi gặp 130/400 đối tượng chiếm 32,5%, tuổi bị thương tích nhiều nhất 66, tuổi thấp nhất 60, cao nhất 99, tuổi trung bình 76,48, nhóm tuổi ≥80 chiếm 62,3%, nữ 66,2%, nghỉ hưu và nội trợ 57,7%. NCT tự ngã bị đa chấn thương 31,7%, do người khác chấn thương chi 40,0%. Thời điểm té ngã vào buổi tối 77,7% và trong khi di chuyển 84,4%. Thương tích do người thân sơ cứu chiếm 77,7%, cán bộ y tế sơ cứu 0,8%. Thương tích điều trị tại bệnh viện tỉnh 30,0%, tại trạm y tế 14,6%, tự mua thuốc điều trị 23,8%. Chi phí điều trị ≤1 triệu chiếm tỷ lệ 40,8%, phục hồi hoàn toàn trong tuần đầu 93,4%, tự phục vụ được sau ngã trong tuần đầu chiếm 73,6%. Kết luận: Thương tích do té ngã có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi trong cộng đồng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thực trạng thương tích, thương tích té ngã, thương tích ở người cao tuổi.
Tài liệu tham khảo
2. Ministry of Health and health partnership group, “General report of the health sector in 2016 towards the goal of healthy aging in Vietnam”. Hanoi Medical Publishing House, pp. 190-195, 2016.
3. Ministry of Health, Circular No. 22/2019/TT-BYT dated August 28, 2019 of the Ministry of Health stipulating the percentage of bodily harm used in forensic psychiatric assessment, 2019.
4. Department of Preventive Medicine, Ministry of Health, Guidelines for the investigation of injury and violence in the community (translation), World Health Organization, Geneva, 2004.
5. Chung TV, Tuan LA, Hien LT et al., “Injury characteristics of elderly people with Parkinson's syndrome/disease in some districts of Hanoi in 2011”, Journal of Preventive Medicine, Vol. 27, No. 3, p 169, 2011.
6. Nga KT, Tuan KM, Phuc HD et al., “The reality of accidents and injuries and some related factors in Dong Anh district, Hanoi city in 2016”, Journal of Preventive Medicine, Vol. 28, No. 5, pp. 195, 2018.
7. Xuan LTT, Nhung TTK, Huong NTL et al., "Study on mortality due to accidents in the elderly in the elderly in the period 2015-2017", Journal of Preventive Medicine, Volume 29, No. 8, pp. 79, 2019.
8. Vietnam National Committee for the Elderly and UNFPA, “Towards a comprehensive national policy to adapt to population aging in Vietnam” March 2019, pp. 23-45, 2019.
9. Stalinhoef' PA, Crebolder' HFJM et al., Incidence, risk factors and consequences of falls among elderly subjects living in the community. European journal of public health. 1997. Vol. 7 No. 3, p328-334.
10. Sharif SI, Al-Harbi AB, Falls in the elderly: assessment of prevalence and risk factors. Pharmacy Practice. 2018 Jul-Sep;16(3):1206.
11. Narirat J, Sirirat C, Action Research Development of a Fall Prevention Program for Thai Community-dwelling Older Persons, Pacific Rim Int J Nurs Res 2015; 19(1) 69-79.
12. WHO- Global report on falls Prevention in older Age
13. Edgar RV, Richard CP, Prevention of falls in older people living in the community, Article in BMJ (online), April 2016.
14. Miguel T, Natacha R, Physical consequences of falls in the elderly: a literature review from 1995 to 2010, Article in European Review of Aging and Physical Activity, April 2013.
15. Vianda SS, Johannes HS, Consequences of falling in older men and women and risk factors for health service use and functional decline. Age and Ageing 2004; 33: 58-65.doi: 10.1093/aging/afh028.
16. Bergland A, Wyller TB, Risk factors for serious fall related injury in elderly women living at home. Injury Prevention 2004; 10:308-313. doi: 10.1136/ip. 2003. 004721.