THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC TƯ VẤN CÁC CẶP VỢ CHỒNG HIẾM MUỘN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TP CẦN THƠ NĂM 2020- 2021

Chương Thị Thu Thảo1, Lê Trọng Sanh2
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
2 Bệnh viện đa khoa thành phố Phú Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ lo âu, trầm cảm ở cặp vợ chồng hiếm muộn điều trị IVF, và đánh giá kết quả chăm sóc tư vấn đối với cặp vợ chồng hiếm muộn điều trị IVF tại Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 139 cặp vợ chồng tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ trong khoảng thời gian từ ngày 01/11/2020 – 30/04/2021. Kết quả: Có 53 người bệnh có triệu chứng lo âu và lo âu thực sự, chiếm 19,0%. Trong đó, tình trạng có triệu chứng lo âu đến lo âu thực sự ở người vợ là 19 (14,0%) và ở người chồng là 14 (5,0%). 52 người bệnh có triệu chứng trầm cảm và trầm cảm thực sự, chiếm 18,7%. Trong đó, có 56 cặp vợ chồng (chiếm 40,3%) có triệu chứng lo âu, trầm cảm đến lo âu, trầm cảm thực sự. Tỷ lệ này tương đương với khoảng 20% cặp vợ chồng trong nghiên cứu của Jolijn (2016). Tỷ lệ người phụ nữ lo âu, trầm cảm thực sự (1,8% và 2,2%) cao hơn người đàn ông (1,2% và 0%). Tỷ lệ người vợ có triệu chứng lo âu, trầm cảm (12,2% và 14,0%) cao hơn người chồng (4,0% và 6,1%). Phương pháp can thiệp tâm lý là Chương trình Tâm trí - Thân thể, do điều dưỡng phòng khám khoa HTSS áp dụng trên 40 cặp vợ chồng (71,4%) có lo âu, trầm cảm thông qua quy trình và tiếp cận bằng điện thoại kết hợp trực tiếp tư vấn qua Zoom. Sau can thiệp, có 11 nam, 21 nữ có triệu chứng lo âu trở lại bình thường. Bên cạnh đó, có 3 nam, 5 nữ lo âu thực sự chỉ còn có triệu chứng lo âu, có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của người bệnh lo âu trước và sau can thiệp ới Sig. (2 phía) < 0,05. Có 8 nam, 4 nữ có triệu chứng trầm cảm trở nên bình thường, 2 nữ trầm cảm thực sự chỉ còn có triệu chứng trầm cảm, có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của người bệnh trầm cảm trước và sau can thiệp với Sig. (2 phía) < 0,05. Tỷ lệ người bệnh không hài lòng giảm từ 80,0% xuống 5,0%. Trong khi đó, mức độ hài lòng tăng từ 2,5% lên 87,5%. Sự hài lòng khác biệt có ý nghĩa thống kê trong 40 cặp vợ chồng được can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tam LM, Duyen TM, Thu NTD et al., Quality of life study of infertile couples undergoing IVF treatment. Journal of Obstetrics and Gynecology, 2015; 13(3), p. 115-120.
[2] Linh NK, Infertility Counseling: An Important Step to Successful Treatment. Reproductive medicine topic: 20 years of Vietnamese assisted reproductive technology 1997-2017, 2017; 43(1), p. 9-12.
[3] Hanh NTH, Phuong HTM, Chau NTH, Evaluation of some psychological factors of IVF patients at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology from 2009-2010, Central maternity hospital, 2010; p.60-65.
[4] Na NTL, Tam HTT, Tam LM et al., Knowledge, attitude, and distress level of infertile couples. Journal of Obstetrics and Gynecology, 2017; 14(4), p. 64-69.
[5] Freeman EW, Boxer AS, Rickels K et al., Psychological evaluation and support in a program of in vitro fertilization and embryo transfer. Fertil Steril, 1985, p.68-71.
[6] Gunn DD, Bates GW, Evidence-based approach to unexplained infertility: a systematic review, Fertil Steril, 2016; p. 59-63.
[7] Verkuijlen J, Verhaak C, Nelen WL, et al., Psychological and educational interventions for subfertile men and women. Cochrane Database Syst Rev, 2016;3(3).