THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐÃ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 2008-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng “phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích” của đối tượng đạt điểm trung bình thấp nhất với 2,94; trong đó, điểm trung bình sinh viên tốt nghiệp năm 2020 (2,99±0,60) cao hơn so với sinh viên tốt nghiệp năm 2008-2019 (2,90±0,69). Về nhu cầu tăng nội dung khóa học, thống kê chiếm tỷ lệ cao nhất (44,52%). Nhu cầu tăng đào tạo về thực hành ở nhóm tốt nghiệp năm 2008-2019 (38%) cao hơn nhóm tốt nghiệp năm 2020 (17,39%). Về phương pháp đào tạo: 60,93% đối tượng chọn được giảng viên hướng dẫn và hợp tác nhiều hơn; tỷ lệ chọn khuyến khích sinh viên thực hiện và xuất bản bài báo khoa học ở nhóm 2008-2019 (31,32%) thấp hơn nhóm năm 2020 (38,26%). Về hình thức lượng giá, thực hành một đề tài nghiên cứu theo nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất với 76,01%. Các sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Một số yếu tố như giới tính, năm tốt nghiệp, có sản phẩm khoa học và mức độ tham gia của giảng viên ảnh hưởng đến điểm trung bình các kỹ năng nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kỹ năng, nghiên cứu khoa học, sinh viên y khoa, tốt nghiệp đại học, nhu cầu đào tạo.
Tài liệu tham khảo
[2] Zee M, de Boer M, Jaarsma ADC, Acquiring evidence-based medicine and research skills in the undergraduate medical curriculum: three different didactical formats compared. Perspect Med Educ, 2014, 3(5), 357–370.
[3] Ratte A, Drees S, Schmidt-Ott T, The importance of scientific competencies in German medical curricula - the student perspective, BMC Med Educ, 2018, 18.
[4] Griffin MF, Hindocha S, Publication practices of medical students at British medical schools: Experience, attitudes and barriers to publish, Med Teach, 2011, 33(1), e1–e8.
[5] Pallamparthy S, Basavareddy A, Knowledge, attitude, practice, and barriers toward research among medical students: A cross-sectional questionnaire-based survey. Perspect Clin Res, 2019, 10(2), 73–78.
[6] Abu-Zaid A, Alkattan K, Integration of scientific research training into undergraduate medical education: a reminder call, Med Educ Online, 2013, 18.
[7] Freeman JV, Collier S, Staniforth D, et al., Innovations in curriculum design: A multi-disciplinary approach to teaching statistics to undergraduate medical students. BMC Med Educ, 2008, 8(1), 28.
[8] Luo L, Cheng X, Wang S, et al., Blended learning with Moodle in medical statistics: an assessment of knowledge, attitudes and practices relating to e-learning. BMC Med Educ, 2017, 17(1), 170.
[9] AlSabah S, Haddad EA, AlSaleh F, The Roles of Students and Supervisors in Medical Research Projects: Expectations and Evaluations, J Med Educ, 2018, 17(4).
[10] Fielding S, Poobalan A, Prescott G, et al., Views of medical students: what, when and how do they want statistics taught?. Scott Med J, 2015, 60.