NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG NHIỄM NẤM MỐC CHO DƯỢC LIỆU CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN THUỘC TỈNH NGHỆ AN, HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP, 2019

Tăng Xuân Hải1, Quế Anh Trâm2
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:


Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục kiến thức, thái độ, thực hành cho cán bộ y tế trong phòng chống nhiễm nấm mốc cho dược liệu tại một số bệnh viện thuộc tỉnh Nghệ An, năm 2016. 


Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:


Đề tài thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp. Cỡ mẫu là 60 cán bộ y tế tại ở 10 bệnh viện trực tiếp làm công tác về y học cổ truyền.


Kết quả:


Có từ 80,0% đến 100,0% hiểu đúng nguyên nhân dược liệu bị mốc là do: Nhiệt độ cao, độ ẩm cao, độ thông gió kém, thiếu ánh sáng, không được định kỳ kiểm tra, phơi, sao, sấy và thiếu dụng cụ, phương tiện bảo quản. Có 95% hiểu đúng người sử dụng thuốc đông dược mốc sẽ bị bệnh, 85% hiểu được bệnh do nấm mốc là qua con đường ăn, uống, chỉ có 25% kể tên được một số nấm mốc trong dược liệu, 0% hiểu đúng phải kiểm tra dược liệu hằng ngày.


Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông làm thay đổi kiến thức của cán bộ y tế rất cao, cụ thể: Kể được tên tối thiểu 1 loài nấm mốc tăng từ 25,0% lên 100%, hiệu quả là 300,0%; Hiểu đúng nhiệt độ tối đa cho phép trong kho thuốc là  < 30°C, tăng từ 66,67% lên 100,0%, hiệu quả 50,0%; Hiểu đúng độ ẩm tương đối cho phép trong kho < 70% từ 50,0% tăng lên 100,0%, hiệu quả đạt 100,0%; Hiểu đúng tốc độ gió < 0,5m/s từ 10,0% tăng lên 100,0%, hiệu quả đạt 900,0%. Hiệu quả can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm mốc ở các vị thuốc là tương đối cao từ 50,00% đến 72,73%.  


Kết luận: Kiến thức, thực hành phòng chống nấm mốc cho dược liệu của cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền còn nhiều hạn chế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ministry of Health, QCVN 8-1:2011/BYT, National technical regulation on the limits of mycotoxins contamination in food, 2011.
2. Ministry of Health, Circular 05/2015/TT-BYT, issuing the List of herbal medicines and traditional ingredients covered by health insurance fund, 2015.
3. Huong BTM, Tuyen LD, “Mycotoxins contamination in cereals: Health risks of people in Lao Lai Province” Journal of Preventive Medicine, 2012, Volume 22, Edition 2(128), Pages 33-38.
4. Nga ND, Khanh NTK, Pho V, “Survey of mould contamination and aflatoxin B1 in some kinds of material medicine in District 5 – Ho Chi Minh City”, Ho Chi Minh City Journal of Medicine, “Volume 16” Supplement 1, 2012, Pages 93 – 96.
5 Ajfand, Africa Scholarly Science Communications Trust, African Jounal of Food Agricuture, Nutrition and Development, 2016, Vol.16(3), pp.10992-11003.
6. World Health Organization, Jont FAO/WHO Food Standards Programe Condex Committee On Contannamnts In Foods, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2013, pp.118.
7. World Health Organization, Jont Fao/WHO Food Standards, Programe Condex Committee On Contannamnts In Foods, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2018, 178 pp.