TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2021

Lê Thị Tuyết Anh1, Nguyễn Thuý Quỳnh2, Dương Minh Đức2
1 Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuân thủ tiêm truyền tĩnh mạch (TTTM) sử dụng kim luồn qua tĩnh mạch ngoại vi (KLTMNV) là một vấn đề cần khắc phục tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng tuân thủ của điều dưỡng về qui trình đặt và chăm sóc KLTMNV tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) trung tâm An Giang.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua điều tra định lượng trong 2 tháng (04-06/2021) tại BVĐKTT An Giang. Số liệu định lượng thu thập dựa trên quan sát trực tiếp 152 điều dưỡng thực hiện quy trình đặt và quy trình chăm sóc KLTMNV với bảng kiểm gồm 13 bước đặt và 15 bước chăm sóc KLTMNV. Số liệu định lượng được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 25.0.


Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình đặt KLTMNV của ĐD là 54,0%, trong đó cao nhất là ĐD của Khoa Nội tổng hợp 76% và thấp nhất là Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực chỉ đạt khoảng 42%. Về chăm sóc KLTMNV, tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình chăm sóc KLTMNV chung của ĐD đạt là 68,4%. Trong đó cao nhất tại Khoa Nội tổng hợp với tỷ lệ là 79,6%; Khoa Cấp cứu 66,7% và Khoa Hồi sức tích cực chỉ đạt 58,0%.


Kết luận: BVĐKTT An Giang cần đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn và giám sát để điều dưỡng thực hiện đúng các bước chuẩn bị cá nhân trong đó cần đặc biệt thực hiện đúng việc đội mũ và sát khuẩn tay nhanh, trong đó tập trung vào các bước còn thực hiện chưa tốt của qui trình đặt và chăm sóc KLTMNV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hanh TT, Binh LT, Nursing Technique (Textbook for general nurses in secondary schools), Medical Publishing House, 2015.
2. Bay VV, Hien PTTT, Mai TTP, et al., Intravenous Fluid Therapy at Department of General Medicine B1, Thong Nhat hospital. The Ho Chi Minh Journal of Medicine. 2012;16(1):111-114.
3. Ministry of Health. Intravenous Fluid Regulation. Medical Publishing House, 2008.
4. Gahlot R, Nigam C, Kumar V, et al., Catheter-related bloodstream infections. International Journal of Critical Illness and Injury Science, 2014; 4(2):162-7.
5. Blot SI, Depuydt P, Annemans L, et al., Clinical and economic outcomes in critically ill patients with nosocomial catheter-related bloodstream infections. Infectious Diseases Society of America, 2005; 41(11):1591-8.
6. Son NK, The Use and Remove of peripheral intravenous (IV) catheter amongst nurses at three departments of resuscitation in National Pediatric Hospital in 2014. Hanoi University of Public Health, 2014.
7. Phuong NTK, Thanh OH, Cua LN, et al., Adherence to peripheral intravenous (IV) catheter amongst nurses at Can Tho Pediatric Hospital in 2017. Vietnam Journal of Community Medicine, 2017; 41:58-62.
8. Vi TNT, Thuy HTT, Adherence to the Use and Remove of peripheral intravenous (IV) catheter in prevention sepsis syndrom in Binh Thanh district hospital in 2019. Binh Thanh District Hospital, 2014.