KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Hoàng Đức Thái1, Phan Văn Phong2, Đoàn Ngọc Giang Lâm3, Võ Quang Trung4, Lê Thị Quý Thảo4
1 Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Tây Đô
3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kết quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Phòng khám đa khoa An Phúc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập tiến cứu, mô tả trên 172 bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị đái tháo đường type 2 tại Phòng khám đa khoa An Phúc, có tình trạng rối loạn lipid máu nguyên phát từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021. Kết quả: Đa số bệnh nhân được điều trị bằng nhóm Statin với tỷ lệ 67,44%. Sau đó là nhóm fibrate với tỷ lệ 24,42%. Nhóm resin được sử dụng ít hơn cả với 12,21%. Phần lớn bệnh nhân điều trị rối loạn lipid máu với 1 thuốc, chiếm tỷ lệ 55,81%, chủ yếu là thuốc nhóm statin. Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ là 36,63%. Tỷ lệ bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu vẫn cón khá cao là 37,21%. Có sự liên quan giữa đạt mục tiêu điều trị với nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới, trình độ học vấn với đạt mục tiêu điều trị (p>0,05). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đạt mục tiêu điều trị mỡ máu với đạt mục tiêu điều trị đái tháo đường (p>0,05). Kết luận: Đa số bệnh nhân được điều trị bằng nhóm Statin. Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ và tỷ lệ bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu còn cao. Có sự liên quan giữa đạt mục tiêu điều trị với nhóm tuổi. Không có sự liên quan giữa giới, trình độ học vấn với đạt mục tiêu điều trị. Không có mối liên quan giữa đạt mục tiêu điều trị mỡ máu với đạt mục tiêu điều trị đái tháo đường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Saeedi P, Petersohn I, Salpea P, et al., Global and regional diabetes prevalence estimates for 2019 and projections for 2030 and 2045: Results from the International Diabetes Federation Diabetes Atlas, 9(th) edition, Diabetes Res Clin Pract, 2019; 157: 107843.
2. Kenneth RF, Carl JEG, Diabetes and dyslipidemia: 2000-2015, 2015.
3. Preiss D, Seshasai SR, Welsh P, et al., Risk of incident diabetes with intensive-dose compared with moderate-dose statin therapy: a meta-analysis, Jama, 2011; 305(24): 2556-64.
4. Bayturan O, Kapadia S, Nicholls SJ, et al., Clinical predictors of plaque progression despite very low levels of low-density lipoprotein cholesterol, J Am Coll Cardiol, 2010; 55(24): 2736-42.
5. Kearney PM, Blackwell L, Collins R, et al., Efficacy of cholesterol-lowering therapy in 18,686 people with diabetes in 14 randomised trials of statins: a meta-analysis, Lancet, 2008; 371(9607): 117-125.
6. Bay VV, Thanh BV, Hung TM, et al., Survey on the use of drugs to treat dyslipidemia in patients with type 2 diabetes at Thong Nhat hospital, HCM City Medical Journal, 2015; 19(5):88-93.
7. Moses SE, Nikos JAN, Centralized Pan-European survey on the undertreatment of hypercholesterolemia in patients using lipid lowering drugs–the CEPHEUS-Greece survey, Angiology, 2010; 61(5): 465-474.
8. David DW, Carlos B, Cheng WC, et al., Lipid treatment assessment project 2: a multinational survey to evaluate the proportion of patients achieving low-density lipoprotein cholesterol goals, Circulation, 2009;120(1): 28-34.
9. Huong NT, Huyen VTT, Some factors related to lipid metabolism disorders in elderly patients with type 2 diabetes mellitus, Journal of Medical Research, 2015; 94: 72-79.