THỰC TRẠNG NHIỄM CADIMI TRONG SỮA VÀ SẢN PHẨM TỪ SỮA TẠI ĐẮK LẮK NĂM 2020

Nguyễn Văn Chuyên1, Lê Tuấn Anh1, Nguyễn Thị Thu Trang1, Hoàng Thị Trường1, Tống Đức Minh1, Đinh Thị Diệu Hằng2, Vũ Đình Chính2
1 Học viện Quân Y
2 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mức độ nhiễm kim loại Cadimi trong một số loại sữa, sản phẩm từ sữa tại Đắk Lắk, năm 2020.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chọn 150 sản phẩm sữa, bánh sữa và phomai được tiêu thụ phổ biến nhất tại khu vực nghiên cứu, trong đó 10 sản phẩm sữa bột, 40 sản phẩm sữa lỏng, 70 sản phẩm sữa chua, 10 sản phẩm phomai và 20 sản phẩm bánh sữa được thu thập từ các trạng trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa. Đánh giá mức độ ô nhiễm Cadimi.


Kết quả: Trong 150 mẫu nghiên cứu, có 107 mẫu nhiễm và 43 mẫu không phát hiện hàm lượng Cadimi, mức độ nhiễm trung bình là là 115,7  ± 12,1 µg/L trong đó hàm lượng Cadimi trung bình từ cao đến thấp là bánh sữa, pho mai, sữa lỏng, sữa bột và thấp nhất là sữa chua với giá trị lần lượt là 157,3 µg/L; 155,1 µg/L; 133,7 µg/L; 119,8 µg/L và 88,5 µg/L. Tuy nhiên, hàm lượng Cadimi trong tất cả các mẫu nghiên cứu đều thấp hơn giá trị tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT (<1000 µg/L).


Kết luận: Việc sử dụng các sản phẩm này chưa bị ảnh hưởng bởi Cadimi đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Gil A, Ortega RM, Introduction and Excutive summary of the Supplement, Role of Milk and Dairy Products in Health and Prevention of Noncommunicable Chronic Diseases: A Series of Systematic Reviews, Advances in Nutrition, 2019; 10(2): 67-73.
[2] Enb A, Donia MAA, Rabou NSA et al., Chemical Composition of Raw Milk and Heavy Metals Behavior During Processing of Milk Product, Global Veterinaria, 2009; 3(3): 268-275.
[3] Tchounwou PB, Yedjou CG, Patlolla AK et al., Heavy Metals Toxicity and the Environment, Molecular, Clinical and Environmental toxicology, 2012; 1 (1): 133-164.
[4] Anastasio A, Caggiano R, Macchiato M et al., Heavy Metal Concentrations in Dairy Products from Sheep Milk Collected in Two Regions of Southern Italy, Acta Veterinaria Scandinavica, 2006; 47(1): 1-6
[5] Yasotha A, Dabade´ DS, Singh VP, Risk assessment of heavy metals in milk from cows reared around industrial areas in India, Environmental Geochemistry and Health, 2021; 43(5): 1799-1815.
[6] Koyuncu M, Alwazeer D, Determination of trace elements, heavy metals, and antimony in polyethylene terephthalate–bottled local raw cow milk of Iğdır region in Turkey, Environmental monitoring and assessment, 2019; 191(11): 1-10.
[7] Rezaei M, Dastjerdi HA, Jafari H et al., Assessment of dairy products consumed on the Arakmarket as determined by heavy metal residues, Health 2014; 6(5): 1-5
[8] Sarsembayeva NB, Abdigaliyeva TB, Utepova ZA et al., Heavy metal levels in milk and fermented milk products produced in the Almaty region, Kazakhstan, SZ.. Vet World, 2019;13(4): 609-613.
[9] Ahlam AE, Amer A.A, Abo El et al., Heavy Metals Residues in Some Dairy Products, AJVSs, 2017; 52(1): 334-346.
[10] Rami AS, Ghambashidze G, Teo et al., Heavy Metal Levels in Milk and Cheese Produced in the Kvemo Kartli Region, Georgia, Foods, 2021; 10 (1) 22-34.