36. GÁNH NẶNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả gánh nặng của người chăm sóc người bệnh suy tim tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2024; và phân tích một số yếu tố liên quan đến gánh nặng của người chăm sóc người bệnh suy tim.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 80 người chăm sóc bệnh nhân suy tim sử dụng bệnh án và bộ công cụ ZBI.
Kết quả: Kết quả cho thấy tất cả người chăm sóc đều cảm nhận gánh nặng. Điểm trung bình ZBI là 44,2 ± 11,8. Gánh nặng mức nghiêm trọng (41-60 điểm) chiếm tỷ lệ cao nhất (48,8%), mức trung bình (21-40 điểm) là 38,7%, và mức rất nghiêm trọng (61-88 điểm) là 12,5%. Hai biểu hiện phổ biến là cảm thấy người bệnh phụ thuộc (23,7%) và căng thẳng khi ở cạnh người bệnh (28,7%). Các yếu tố liên quan gồm nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân của người chăm sóc và và mức độ suy tim của người bệnh (có ý nghĩa thống kê với p < 0,05).
Kết luận: Gánh nặng chăm sóc người bệnh suy tim là phổ biến và ở mức cao; cần quan tâm hỗ trợ về tâm lý, kiến thức chăm sóc và điều kiện xã hội kinh tế cho người chăm sóc, nhất là với các trường hợp bệnh nhân suy tim giai đoạn nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tim, gánh nặng chăm sóc, người chăm sóc.
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự. Đánh giá gánh nặng của người chăm sóc trong bệnh Alzheimer, Tạp chí Y học dự phòng, 2013, 5 (151), tr. 88-94.
[3] Nguyễn Ngọc Ánh, Đỗ Thị Khánh Hỷ. Hiệu quả tư vấn giảm gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Alzheimer tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2020-2021. Tạp chí Y học Việt nam, 2021, 504 (1), tr. 132-137.
[4] Nguyễn Thị Hoài và cộng sự. Thực trạng gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh sau mổ tim tại Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Việt Đức năm 2022. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2023, tập 6, số 4, tr. 100-109.
[5] Bangerter L.R, Griffin J.M, Dunlay S.M. Qualitative study of challenges of caring for a person with heart failure. Geriatr Nurs, 2018, 443-449, doi:10.1016/j. gerinurse.2017.12.017.
[6] Bidwell J.T, Lyons K.S et al. Caregiver well-being and patient outcomes in heart failure: a meta-analysis. J Cardiovasc Nurs, 2017, 32 (4), pp. 372-382.
[7] Dawa M, Kristanti M, Manoe S et al. Caregiver Burden in Caring for Post-Cardiac Surgery Patients, 2024.
[8] Jackson J.D, Cotton S.E, Bruce Wirta S et al. Burden of heart failure on caregivers in China: results from a cross-sectional survey. Drug Des Devel Ther, 2018, 12, pp. 1669-1678, doi:10.2147/DDDT.S148970.
[9] Jeon Y.H, Kraus S.G, Jowsey T, Glasgow N.J. The experience of living with chronic heart failure: a narrative review of qualitative studies. BMC Health Serv Res, 2010, 10, pp. 77, doi:10.1186/1472-6963-10-77.
[10] Kosberg Jordan I, Cairl Richard E. The cost of care index: A case management tool for screening informal care providers, The Gerontologist, 1986, 26 (3), pp. 273-278.
[11] Lisa Kitko, Colleen K et al. Family Caregiving for Individuals With Heart Failure: A Scientific Statement From the American Heart Association, 2020.
[12] Morycz Richard K. Caregiving strain and the desire to institutionalize family members with Alzheimer’s disease: Possible predictors and model development, Research on aging, 1985, 7 (3), pp. 329-361.
[13] Sami I et al. Psychometrics of the Zarit Burden Interview in Caregivers of Patients with Heart Failure, 2017.
[14] Xiaolin Hu et al. Factors associated with the caregiver burden among family caregivers of patients with heart failure in southwest China, 4 March 2016.
[15] Zhaleh Karimi, Mina Rostami, Alireza Zeraatchi et al. Caregiving burden, depression, and anxiety among family caregivers of patients with cancer: An investigation of patient and caregiver factors, Frontiers in Psychology, 2023, 14, pp. 1059605.