SO SÁNH HIỆU QUẢ ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP CỦA DUNG DỊCH 6% HYDROXYETHYL STARCH 130/0.4 VỚI DUNG DỊCH NATRICLORUA 0,9% TRUYỀN TRƯỚC GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% Hydroxyethyl starch 130/0.4 với dung dịch Natriclorua 0.9% truyền trước gây tê tủy sống để mổ lấy thai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đơn, có đối chứng trên sản phụ thai đủ tháng có chỉ định mổ lấy thai đơn thuần tại Khoa Phẫu thuật và gây mệ hồi sức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020.
Kết quả: Thời gian khởi phát tê mức T10 trung bình ở nhóm 1 là 2,88 ± 0,43 và ở nhóm 2 là 2,85 ± 0,70 (p>0,05). Thời gian khởi phát tê mức T6 trung bình ở nhóm 1 là 4,04 ± 0,57 và ở nhóm 2 là 3,80 ± 0,72 (p>0,05). Tỷ lệ vô cảm tốt cho cả 2 nhóm là 100%. Cả ba giá trị HATT, HATTr, HATB sau khi truyền dịch ở cả hai nhóm đều tăng cao hơn giá trị huyết áp ban đầu của bệnh nhân khi chưa truyền dịch (p<0,01). HATT min ở nhóm I thấp hơn nhóm II (p<0,05), nhóm I giữ được HATT ở mức cao hơn so với nhóm II. Tổng lượng dịch truyền ở nhóm II nhiều hơn nhóm I với p<0,01.
Kết luận: Truyền dung dịch 6% HES 130/0.4 trước GTTS là một biện pháp phòng chống tụt HA hiệu quả, nên áp dụng rộng rãi trong GTTS, đặc biệt là GTTS để mổ lấy thai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
6% Hydroxyethyl starch 130/0.4, Natriclorua 0,9%, gây tê tủy sống, mổ lấy thai.
Tài liệu tham khảo
2. Ngoc NH, Research on subarachnoid anesthesia by using low dose bupivacaine in combination with fentanyl in C-section, Hanoi Medical university; 2003.
3. Cong BQ, Research on effect of epidural anesthesia by using low dose Marcain and Fentanyl in C-section, Hanoi Medical university; 2003.
4. Loi DV, Study of combination of Bupivacain and Morphin or Fentanyl in epidural anesthesia in C-section and post surgery pain relief, Hanoi medical university; 2007.
5. Abouleish E, Rawal N, Fallon K et al., Combined intrathecal morphine and bupivacaine for cesarean section, Anesth Analg, 1988;67(4):370-4.
6. Mercier FJ, Diemunsch P, Ducloy-Bouthors AS, et al., 6% Hydroxyethyl starch (130/0.4) vs Ringer's lactate preloading before spinal anaesthesia for Caesarean delivery: the randomized, double-blind, multicentre CAESAR trial, Br J Anaesth, 2014; 113(3):459-67.
7. Lewis SR, Pritchard MW, Evans DJ et al., Colloids versus crystalloids for fluid resuscitation in critically ill people, Cochrane Database Syst Rev, 2018; 8(8):CD000567-CD.
8. Sigurjonsson J, Hedman D, Bansch P et al., Comparison of dextran and albumin on blood coagulation in patients undergoing major gynaecological surgery, Perioper Med (Lond), 2018;7:21.
9. Loubert C, Hallworth S, Fernando R et al., Does the baricity of bupivacaine influence intrathecal spread in the prolonged sitting position before elective cesarean delivery? A prospective randomized controlled study, Anesth Analg, 2011; 113(4):811-7.
10. Helill SE, Sahile WA, Abdo RA et al., The effects of isobaric and hyperbaric bupivacaine on maternal hemodynamic changes post spinal anesthesia for elective cesarean delivery: A prospective cohort study, PLoS One, 2019; 14(12):e0226030.