17. VAI TRÒ CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tổng quan các phương pháp điều trị đái tháo đường bằng y học cổ truyền, xác định khoảng trống của các nghiên cứu trước đó và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng quan hệ thống đã được sử dụng trong nghiên cứu. Chiến lược tìm kiếm các bài báo được lựa chọn trên kho cơ sở dữ liệu công bố khoa học và công nghệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa học Công nghệ (nsti.vista.gov.vn); lĩnh vực khoa học y, dược.Các bài báo toàn văn đã được tìm và được sàng lọc dựa trên hướng dẫn PRISMA-ScR, có 25 bài xuất bản từ tháng 12/2015 tới tháng 12/2024 được lựa chọn đưa vào báo cáo tổng quan.
Kết quả: Hầu hết các dược liệu và bài thuốc dân gian khảo sát đều cho thấy hiệu quả hạ glucose máu đáng kể và không phát hiện độc tính cấp khi được sử dụng ở liều tương đối cao trên các mô hình thực nghiệm và một số thử nghiệm lâm sàng. Tiêu biểu trong số đó có dây thìa canh, trà hoa vàng, đậu biếc, bồ công anh, cùng các nhóm thuốc kết hợp như Trà hoa vàng, Giảo cổ lam, Xạ đen, Dây thìa canh.
Kết luận: Dược liệu y học cổ truyền có tiềm năng đáng kể trong điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên để đánh giá một cách toàn diện thì cần phải có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng với cỡ mẫu lớn, và thời gian theo dõi dài nhằm xác minh hiệu quả, độ an toàn lâu dài cũng như xác định phác đồ phối hợp tối ưu trên thực tế lâm sàng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường, y học cổ truyền, tiêu khát, hạ đường huyết.
Tài liệu tham khảo
[2] Saeedi P, Petersohn I, Salpea P, Malanda B, Karuranga S, Unwin N et al. Global and regional diabetes prevalence estimates for 2019 and projections for 2030 and 2045: Results from the International Diabetes Federation Diabetes Atlas, 9th edition. Diabetes Research and Clinical Practice, 11/2019, 157: 107-843.
[3] Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2006.
[4] Đỗ Đình Tùng, Tạ Văn Bình. Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị giảm glucose, HbA1c và lipid máu của cao Dây thìa canh ở người tiền đái tháo đường. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 525 (1B): 244-248.
[5] Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Hữu Lạc Thủy, Hà Thị Thu Phương, Khưu Minh Hiển, Trương Minh Nhựt, Trương Văn Đạt và cộng sự. Khảo sát độc tính cấp và đánh giá tác dụng hạ đường huyết của cao Hoa trà hoa vàng (Camellia flava) trên mô hình gây tăng đường huyết trên chuột nhắt trắng bằng Alloxan. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 527 (1B): 316-319.
[6] Đồng Thị Kim Như, Nguyễn Thị Thu Hương. Tác dụng chống oxy hóa và điều hòa đường huyết của cao chiết từ hoa cây Đậu biếc (Clitoria ternatea L.). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 2023, số 24: 33-38.
[7] Nguyễn Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Hồng, Trần Thị Được. Tác dụng điều hòa đường huyết của cao chiết từ lá cây Bồ công anh (Lactuca indica L., Asteraceae). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 2023, số 24: 91-100.
[8] Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Thanh Tú. Tác dụng hạ glucose máu của hỗn hợp dịch chiết Trà hoa vàng, Giảo cổ lam, Dây thìa canh lá to, Xạ đen trên chuột nhắt trắng gây đái tháo đường typ 2. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2022, 160 (12V1): 245-253.
[9] Hà Tấn Đạt, Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Mai Huỳnh Quỳnh. Đánh giá độc tính cấp và tác dụng hạ đường huyết của cao chiết lá xoài (Mangifera indica L.) trên chuột nhắt trắng. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2023, (61): 188-196.
[10] Nguyễn Như Ngọc, Nguyễn Quốc Duy. Khảo sát khả năng điều trị bệnh tiểu đường của cao chiết rễ Đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harms). Tạp chí Công thương, 2022, 1: 372-6.