7. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẤT, SINH LÝ Ở NAM HỌC VIÊN QUÂN Y VÀ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ TIM MẠCH, HÔ HẤP SAU NGHIỆM PHÁP TIỀN ĐÌNH - ỐC TAI

Đặng Quốc Huy1, Hà Văn Quang1, Nguyễn Văn Thư1
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số đặc điểm thể chất và sinh lý tuần hoàn, hô hấp ở nam học viên quân y, và thay đổi một số chỉ số tim mạch, hô hấp sau khi thực hiện nghiệm pháp tiền đình - ốc tai.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.


Kết quả: Phần lớn học viên có BMI ở mức cân đối (87,7%). Các chỉ số sinh lý chức năng hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và chức năng hệ tiền đình của học viên phần lớn đáp ứng tốt yêu cầu học tập và công tác sau này. Tỷ lệ học viên có chức năng hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đạt yêu cầu lần lượt là 88,7% và từ 77,6-80,4%. Số học viên thừa cân và số chưa đạt yêu cầu trong một số hoạt động gắng sức cần tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt rèn luyện sức bền. 69,2% học viên thực hiện tốt nghiệm pháp tiền đình - ốc tai, các chỉ số sinh lý thay đổi có ý nghĩa thống kê: tăng nhịp tim (p = 0,03), tăng huyết áp tâm thu (p = 0,04) và giảm độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (p = 0).


Kết luận: Hầu hết nam học viên quân y có thể trạng và chức năng sinh lý phù hợp với yêu cầu học tập và nhiệm vụ sau này, tuy nhiên vẫn cần chú trọng cải thiện thể lực và sức chịu đựng trong các tình huống gắng sức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Hoàng Minh, Tô Thị Bích Thủy, Phan Thanh Việt. Giáo trình Sinh lý học thể dục thể thao. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2022, 146tr.
[2] Vũ Thị Đức, Phạm Việt Cường, Lê Văn Tuấn, Lê Thị Nga, Bùi Khánh Hòa, Trần Thế Mạnh, Vương Đức Tuấn, Phạm Quốc Thành. Thực trạng hoạt động thể lực của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc và một số yếu tố liên quan năm học 2020-2021. Tạp chí Y học cộng đồng, 2022, 63 (4), https://doi.org/10.52163/yhc.v63i4.386.
[3] Nguyễn Thị Thu Hường và cộng sự. Thực trạng hoạt động thể lực của sinh viên bác sĩ y khoa năm cuối Trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 2023, tập 7, số 6, tr. 9-16.
[4] Phùng Chí Ninh và cộng sự. Hoạt động thể lực của sinh viên ngành bác sĩ y khoa Trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, tập 521, số 1, tr. 292-297.
[5] Học viện Quân y. Giáo trình Sinh lý lao động quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2017, 283tr.
[6] Nguyễn Văn Thái. Giáo trình Sinh lý học thể dục thể thao, Trường Đại học Cần Thơ, 2009, 153tr.
[7] Чанчаева Е.А. Физиология физического воспитания и спорта, Горно - Алтайск, 2007.
[8] Благинин А.А, Торчило В.В, Калтыгин М.В, Анохин А.Г. Методы исследований в психологии и физиологии труда: учебно-методическое пособие. ЛГУ им. А.С. Пушкина, СПб, 2012 г., 252 с.
[9] Nguyễn Thị Thanh Thảo. Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu tư vấn tâm lý trên sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022, số 45, tr. 128-134.
[10] Ana Carla Lima Barbosa et al. Frequency of vestibular disorder in military firefighterws from Alagoas. Rev. CEFAC. 2014 Set-Out, 16 (5): 1443-1455.