NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CỘNG HƯỞNG TỪ, ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ DẤU ẤN SINH HỌC VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ U TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM BẬC CAO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cộng hưởng từ, đột biến gen P53, IDH của u não tế bào thần kinh đệm độ III, IV có chỉ định phẫu thuật kết hợp hóa xạ trị. Đánh giá bước đầu kết quả điều trị UTBTKĐ bậc cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 51 bệnh nhân u tế bào thần kinh đệm bậc cao được phẫu thuật, chẩn đoán mô bệnh học, làm hóa mô miễn dịch để xác định đột biến (IDH, p53, MGMT) và điều trị hóa xạ trị phối hợp tại Bệnh viện K. Đánh giá triệu chứng lâm sàng lúc vào viện, đặc điểm khối u trên phim cộng hưởng từ, kết quả ban đầu sau phẫu thuật lấy u và dựa trên thang điểm Karnofski để đánh giá sự hồi phục chức năng hệ thần kinh của bệnh nhân trước và sau mổ. Kết quả: Tuổi trung bình 45 ± 15,7, tỷ lệ nam/nữ =32/19. Lí do vào viện chính của bệnh nhân là nhức đầu, yếu liệt nửa người, động kinh. Hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ cho thấy phần lớn các khối u có ranh giới rõ, cấu trúc hỗn hợp, tín hiệu không đồng nhất, ngấm thuốc mạnh sau tiêm, có phù não quanh u nhưng ít có xâm lấn xung quanh, không có vôi hóa hay chảy máu. Kết quả điều trị phẫu thuật cho thấy trên 90% số bệnh nhân được lấy toàn bộ và lấy phần lớn u, điểm Karnofsky sau mổ tăng hơn so với trước mổ, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Bệnh nhân u tế bào thần kinh đệm bậc cao có các triệu chứng lâm sàng chính của hội chứng tăng áp lực nội sọ, hình ảnh cộng hưởng từ đặc trưng là các khối u có ranh giới rõ, cấu trúc hỗn hợp, ít xâm lấn xung quanh. Điều trị phẫu thuật lấy phần lớn khối u cho thấy có sự cải thiện các về chức năng hệ thần kinh sau mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U tế bào thần kinh đệm bậc cao, kết quả điều trị ban đầu.
Tài liệu tham khảo
2. Sarkar A, Chiocca EA, Glioblastoma and malignan astocytoma. In: (eds) Kaye AH, Laws ER, Brains Tumors- An Encyclopedic Approach, Saunders Elseviers, 2012; 21: 384 – 407.
3. DeVita Jr VT, Hellman S, Steven A, Principles and practice of oncology, 7 ed. JB Lippincott, Philadelphia, 2005.
4. Hoffman S, Propp JM, McCarthy BJ, Temporal trends in incidence of primary brain tumors in the United States 1985-1999, Neuro Oncol, 2006; 8: 27-37.
5. Fisher JL, Schwartzbaum JA, Wrensch M, et al., Epidemiology of brain tumors. Neurol Clin, 2007; 25: 867-890.
6. Stupp R, Mason WP, van den Bent MJ, et al., Radiotherapy plus concomitant and adjuvant temozolomide for glioblastoma, N Engl J Med, 205; 352: 987-996.
7. Jennifer H, John O, Holly N, et al., Chemoirradiation for Glioblastoma Multiforme: The National Cancer Institute Experience, Plos One, 2013; 8 (8): 11-18.
8. Anh LT, Hoang NNB, Results of radiotherapy for astrocytoma after surgery by accelerator at Cho Ray Oncology Center. Presented at Conference on scientific and technical activities Cho Ray Hospital in HCM city, Vietnam, 2012.
9. Senft C, Bink A, Franz K, et al., Intraoperative MRI guidance and extent of resection in glioma surgery: a randomised, controlled trial, Lancet Oncol, 2011; 12 (11): 997-1003.