42. ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN 24 GIỜ CỦA PHỤ NỮ 20-49 TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

Lê Thế Trung1, Lê Thanh Tùng1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm khẩu phần ăn 24 giờ của phụ nữ 20-49 tuổi tại một số xã ven biển tỉnh Nam Định.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả về khẩu phần ăn thông qua phỏng vấn khẩu phần 24 giờ trên 468 đối tượng là phụ nữ 20-49 tuổi trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2021 tại khu vực ven biên tỉnh Nam Định.


Kết quả: Thực phẩm cung cấp protein chủ yếu từ thịt và sản phẩm chế biến từ thịt là 133,2 g/người/ngày; các loại cá 78 g/người/ngày; trứng 22,1 g/người/ngày; sữa và chế phẩm sữa 12,1 g/người/ngày; đậu 10,3 g/người/ngày. Gạo là thực phẩm chủ yếu cung cấp glucid, chiếm đa số với 332,3 g/người/ngày; các loại ngũ cốc, khoai củ và quả chín còn chiếm tỷ lệ thấp. Trung bình năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu là 1956,1 ± 437,1 (kcal), tỷ lệ chất dinh dưỡng sinh năng lượng protein/lipid/glucid còn chưa cân đối 17,7/16,6/65,7. Mức độ đáp ứng theo nhu cầu khuyến nghị một số vitamin và khoáng chất trong nghiên cứu này còn chưa đạt, cụ thể nhu cầu canxi đạt 80,6%, sắt 55,9%, kẽm 71,3%, vitamin A 39,3%, vitamin B1/1000 kcal (0,57), folate 73%.


Kết luận: Cơ cấu khẩu phần ăn 24 giờ của đối tượng trong nghiên cứu này còn chưa hợp lý, thiếu cân bằng, tỷ lệ thiếu cân bằng và đáp ứng vi chất dinh dưỡng còn cao. Do đó cần có các biện pháp can thiệp để cải thiện khẩu phần ăn 24 giờ của nhóm phụ nữ trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế, Kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019, Hà Nội, 2021.
[2] Trần Thúy Nga, Lê Danh Tuyên, Tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6-59 tháng tại vùng thành thị, nông thôn và miền núi năm 2014-2015, Báo cáo tại Hội nghị Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, 2015.
[3] Nguyễn Thị Thanh Luyến, Nguyễn Thị Hồng Diễm, Đặng Kim Anh và cộng sự, Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021, 140 (4): 203-210.
[4] Đỗ Nam Khánh, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Thu Liễu, Khẩu phần ăn 24 giờ và kiến thức, thái độ về dinh dưỡng của phụ nữ có thu nhập thấp tại quận Đống Đa, Hà Nội năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021, 120 (4): 113-120.
[5] Bộ Y tế, Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2016.
[6] Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lâm, Tình trạng thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 15-49 tuổi tại Hà Nội và Hải Dương, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2018, 6 (3 + 4): 15-20.
[7] Trần Văn Long, Lê Thế Trung, Lê Thanh Tùng, Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn (ced) và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng ven biển tỉnh Nam Định năm 2020, Tạp chí Y Dược học, 2023, tập 70, số 70: 95.
[8] Trần Thị Nhi, Lê Thanh Tùng, Lê Thế Trung và cộng sự, Tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm ở phụ nữ 20-49 tuổi tại một số xã khu vực ven biển tỉnh Nam Định năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, tập 515, số 1: 303-307.
[9] Lê Thanh Tùng, Trần Văn Long, Lê Thế Trung và cộng sự, Một số kiến thức về dinh dưỡng hợp lý của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định năm 2020, Tạp chí Y học dự phòng, 2021, tập 31, số 9 (phụ bản 2021): 204-211.