11. MÔ TẢ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả trên 420 học sinh tiểu học tại Quảng Ninh về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh giun truyền qua đất. Kết quả tỷ lệ học sinh biết tên 2 loại giun chiếm 40%, biết tên 1 loại giun chiếm 36,7%, biết tên 3 loại giun chiếm 10,4%, có 12,9% học sinh không biết tên loại giun nào. Tỷ lệ học sinh biết 1 tác hại khi mắc bệnh giun truyền qua đất là 41,7%, biết 2 tác hại trở lên là 44,3% và có 14% không biết tác hại khi mắc giun truyền qua đất. Tỷ lệ học sinh biết 1 biện pháp phòng chống giun truyền qua đất chiếm 49,3%, biết 2 biện pháp trở lên là 38,8%, có 11,9% không biết biện pháp nào. Tỷ lệ gia đình học sinh có hố xí hợp vệ sinh rất cao 97,1%, có 100% các em học sinh đều được tẩy giun. Thực hành vệ sinh cá nhân của học sinh về bệnh giun truyền qua đất như có đi dép 98,3%, không uống nước lã 96,7% rửa tay trước khi ăn 92,9%, rửa tay sau khi đi đại tiện 92,6%, 100% đều tẩy giun định kỳ. Cần chú trọng các biện pháp tuyên truyền giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về phòng chống các bệnh giun sán, đồng thời duy trì việc tẩy giun cho học sinh tiểu học 1 lần hoặc 2 lần/năm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, thái độ, thực hành học sinh tiểu học, giun truyền qua đất
Tài liệu tham khảo
[2]. Lê Nguyễn Bảo Khanh, Hà Huy Khôi, Đoàn Thị Mỹ và CS (1998), “Ảnh hưởng của giáo dục sức khoẻ đến thay đổi kiến thức, hành vi và tình trạng tái nhiễm giun trên học sinh tiểu học”, Báo cáo đề tài KHCN, tr. 69 - 80.
[3]. Lê Văn Xanh, Trần Văn Nam, Nguyễn Thị Thanh Thủy và cộng sự (2005). Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả phòng chống giun ở học sinh tiểu học của tỉnh Kiên Giang. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 1, 92 - 97.
[4]. Nguyễn Mạnh Hùng và Đỗ Trung Dũng (2011). Công tác phòng chống giun sán giai đoạn 2006 - 2010, phương hướng thực hiện chương trình PC bệnh giun sán 2011-2015: Hà Nội,7-15.
[5]. Lê Vân Anh và cộng sự ( 2018), “ Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học tỉnh Quảng Ninh năm 2018”, Tạp chí Y tế công cộng, số 50 tháng 12/2019, tr 63-73.
[6]. Nguyễn Văn Khá, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn và CS, Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm giun sán đường ruột ở 3 tỉnh Tây Nguyên, thử nghiệm giải pháp can thiệp ở một số địa bàn, Kỷ yếu CTNCKH Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương (2001-2005), tr.155- 163.