21. KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA VANCOMYCIN ĐỐI VỚI CÁC CHỦNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLIN ĐƯỢC PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

Nguyễn Huy Hoàng1, Nguyễn Thị Đoan Trinh1, Hoàng Thị Minh Hòa1, Trương Đình Anh Sơn1, Phan Thị Diệu Huyền2
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
2 Bệnh viện C Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vancomycin là kháng sinh được lựa chọn đầu tiên để điều trị các trường hợp nhiễm MRSA. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh này gây ra sự giảm nhạy cảm với vancomycin ở nhiều quốc gia. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin đối với MRSA càng cao thì tỷ lệ điều trị thành công với vancomycin càng thấp. Do vậy, việc xác định chính xác MIC của vancomycin là công cụ đánh giá chính xác sự đề kháng và tiên lượng hiệu quả của kháng sinh trên lâm sàng.


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ MRSA và nồng độ ức chế tối thiểu, MIC50, MIC90 của vancomycin đối với MRSA.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 202 chủng S. aureus phân lập được từ bệnh phẩm tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ 5/2022-5/2024. Xác định MRSA bằng khoanh giấy cefoxitin đối với tất cả chủng S. aureus và xác định MIC vancomycin bằng kỹ thuật E-test trên MRSA.


Kết quả: Tỷ lệ MRSA phân lập được là 76,7%. MRSA phân lập cao nhất ở bệnh phẩm nước tiểu, tiếp theo là mủ, đàm, dịch tiết, máu và chân catheter; ở khoa Ngoại, Nội và Hồi sức tích cực cao hơn khoa Tai Mũi Họng và các khoa khác; ở nam và nữ tương đương nhau. MIC vancomycin ở nồng độ 0,25 µg/ml chiếm 0,65%; ở nồng độ 0,5 µg/ml chiếm 87,73%; ở nồng độ 1 µg/ml chiếm 10,97%; ở nồng độ 2 µg/ml chiếm 0,65%. Giá trị MIC50 = 0,5 µg/ml và MIC90 = 1 µg/ml. Các chủng MRSA ở bệnh phẩm máu, mủ, dịch tiết, nước tiểu và chân catheter có MIC50 = 0,5 µg/ml và MIC90 = 0,5 µg/ml. Các chủng MRSA ở bệnh phẩm đàm có MIC50 = 0,5 µg/ml và MIC90 = 1 µg/ml.


Kết luận: MRSA được phân lập chiếm tỷ lệ cao và gặp ở nhiều loại bệnh phẩm, các khoa phòng khác nhau. Các chủng MRSA có MIC vancomycin nằm trong giới hạn nhạy cảm, 0,65% chủng có MIC = 2 µg/ml. MRSA ở bệnh phẩm máu, mủ, dịch tiết, nước tiểu và chân catheter có MIC50 = 0,5 µg/ml, MIC90 = 0,5 µg/ml. MRSA ở bệnh phẩm đàm có MIC50 = 0,5 µg/ml, MIC90 = 1 µg/ml.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tăng Xuân Hải, Trần Minh Long và cs (2022), “Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2021”, Y học Việt Nam, 512(1).
[2] Maharjan B, Karki ST, Maharjan R (2021), “Antibiotic susceptibility pattern of Staphylococcus aureus isolated from pus/ wound swab from children attending International Friendship Children's Hospital”, Nepal Journal of Biotechnology, 9(1), 8-17.
[3] Botero AZ, Rico DR, et al (2022), “Staphylococcus aureus infections, frequent clinical presentations in pediatrics, sensitivity in the last 3 years in Monteria, Colombia”, Health Science Journal, 16, 1-5.
[4] Trịnh Thị Hằng, Nguyễn Hùng Cường và cs (2022), “Nghiên cứu tỷ lệ và một số đặc điểm kháng kháng sinh của S.aureus phân lập từ bệnh phẩm lâm sàng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (1/2020 - 12/2020)”, Y học Việt Nam, 515.
[5] San T, Aung MS, San N (2022), “Bacterial species and antimicrobial resistance of clinical isolates from pediatric patients in Yangon, Myanmar, 2020”, Infectious Disease Reports, 14(1), 26-32.
[6] Adhikari P, Basyal D, et al (2023), “Prevalence, antimicrobial susceptibility pattern and multidrug resistance of methicillin-resistant Staphylococcus aureus isolated from clinical samples at a tertiary care teaching hospital: an observational, cross-sectional study from the Himalayan country, Nepal”, BMJ open, 13(5), 067384.
[7] Phu Nguyen Thi , Hoa Hoang Thi Minh, et al(2023), “Assessment of the Antibiotic Resistance Characteristics of Staphylococcus aureus Isolated at Da Nang Hospital for Women and Children, Vietnam”, Rama Med J, Vol 46, No 4.
[8] Trần Đình Bình, Lê Văn An và cs (2021), “Khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn tại một số khoa lâm sàng trọng điểm ở Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế năm 2019”, Y dược lâm sàng 108, 16.
[9] Samrawit Tefera, Tewachew Awoke, et al (2021), “Methicillin and Vancomycin Resistant Staphylococcus aureus and Associated Factors from Surgical Ward Inpatients at Debre Markos Referral Hospital, Northwest Ethiopia”, Infection and Drug Resistance, 2021:14 3053–3062.
[10] Zheng XY, Choy BNK, et al (2021), “Antibiotic resistance pattern of Staphylococcus aureus isolated from pediatrics with ocular infections: A 6-year hospital-based study in China”, Frontiers in pediatrics, 9, 728634.
[11] Hà Nguyễn Y Khuê, Nguyễn Thị Huỳnh và cs (2021), “Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh”, Y dược lâm sàng 108, 16(11).
[12] Lê Huy Thạch, Lê Văn Thanh và cs (2017), “Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC50 và MIC90) của vancomycin đối với các chủng Staphylococcus aureus kháng methicillin tại Bệnh viện Ninh Thuận 2017”, Thời sự Y học, 12/2017.
[13] Bùi Phát Đạt, Hồ Ngọc Hương, và cs (2021), “Khảo sát tỷ lệ Staphylococcus aureus đề kháng methicillin (MRSA) và hiệu quả phối hợp kháng sinh vancomycin với cefepime/gentamicin trên các chủng MRSA phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu”, Y học Việt Nam, 508(2).
[14] Phùng Thị Thường, Đặng Văn Xuyên và cs (2019), “Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin với các chủng Staphylococcus aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai”, Nghiên cứu và thực hành Nhi khoa, số 2(4-2019).
[15] Xu Y, Wang B, et al (2021), “In Vitro Activity of Vancomycin, Teicoplanin, Linezolid and Daptomycin Against Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus Isolates Collected from Chinese Hospitals in 2018–2020”, Infection and Drug Resistance 2021:14,
[16] Nguyễn Thị Thu Thái, Lương Thị Hồng Nhung và cs (2021), “Nghiên cứu sự phân bố của các chủng S. aureus kháng Methicillin và nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin đối với các chủng MRSA phân lập được tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Y học Việt Nam, 501(1).
[17] Mai Thị Trang, Nguyễn Khắc Tiệp và cs (2022), “Nồng độ ức chế tối thiểu và mức độ dai dẳng kháng sinh với vancomycin của các chủng Staphylococcus aureus”, Nghiên cứu khoa học, 160 (12V2).
[18] Samrawit Tefera, Tewachew Awoke, et al (2021), “Methicillin and Vancomycin Resistant Staphylococcus aureus and Associated Factors from Surgical Ward Inpatients at Debre Markos Referral Hospital, Northwest Ethiopia”, Infection and Drug Resistance, 2021:14 3053–3062.
[19] Trần Thị Thúy Tường, Trần văn Ngọc và cs (2014), “Mối tương quan giữa nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin và hiệu quả điều trị Staphylococcus aureus đề kháng methicillin”, Nghiên cứu khoa học, tập 18 (1)-2014.