31. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH HAI BÊN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Hoàng Minh Hiếu1,2, Trần Chiến1,2, Vũ Ngọc Giang1,2
1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị máu tụ dưới màng cứng mạn tính hai bên tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng mạn tính hai bên, được phẫu thuật mở sọ bằng lỗ khoan, bơm rửa và dẫn lưu máu tụ tại Khoa Ngoại thần kinh – cột sống, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 01 năm 2024.


Kết quả: Trong 40 trường hợp máu tụ dưới màng cứng mạn tính hai bên có 30 nam và 10 nữ. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 69,45 ± 14,33 tuổi, nam giới chiếm 75%. Triệu chứng lâm sàng cải thiện sớm (sau mổ 24 – 48h) chiếm tỷ lệ 87,5%. Biến chứng sau mổ là máu tụ ngoài màng cứng (7,5%), máu tụ dưới màng cứng cấp tính (7,5%). Thời gian nằm viện trung bình là 11,85 ngày. Khi ra viện, 97,5% bệnh nhân có tri giác tốt, phục hồi vận động tốt (85%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ tái phát là 12,5%, tỷ lệ tử vong 0%. Đánh giá kết quả khám lại theo thang điểm GOS, kết quả tốt là 92,5%, còn di chứng nhẹ là 7,5%, tình trạng lâm sàng chung của BN tốt dần lên, có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


Kết luận: Phẫu thuật điều trị máu tụ dưới màng cứng mạn tính hai bên tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho kết quả tốt. Phương pháp mở sọ bằng lỗ khoan, bơm rửa và dẫn lưu máu tụ là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả, nên được duy trì và áp dụng rộng rãi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Duy Hải. Kết quả điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng hai bên. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2019.
[2] Bhuyan M, Boruah M. Bilateral chronic subdural hematoma – Clinical presentation, risk factors, management and outcome: A single centre experience from north-eastern india. International of Scientific research, 2022, 11 (10): 44 - 46.
[3] Wu L, Zhu B, Ou Y, Yu X, Guo X, Liu W. Risk factors for contralateral progression after unilateral burr-hole evacuation of bilateral chronic subdural hematoma. Research square, 2022, 1-16.
[4] Agawa Y, Mineharu Y, Tani S, Adachi H, Imamura H, Sakai N. Bilateral chronic subdural hematoma is associated with eapid progression and poor clinical outcome. Neurologia medico-chirurgica, 2016, (56): 198-203.
[5] Nguyễn Ngọc Đại. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội, 2022.
[6] Kaushal Y, Gaurav J, Krishna Govind L, Tarun Kumar G, Pratik Bipinbhai P, Suresh K. Bilateral chronic subdural hematoma: Clinical presentation, outcome and review literature: A single centre experience from India. Romanian Neurosurgery, 2022, 36(1):43-48.
[7] Tsai TH, Lieu AS, Hwang SL, Huang TY, Hwang YF. A comparative study of the patients with bilateral or unilateral chronic subdural hematoma: precipitating factors and postoperative outcomes. J Trauma, 2010, 68(3):571-575.
[8] Zhuang Y, Jiang M, Zhou J, Liu J, Fang Z, Chen Z. Surgical treatment of bilateral chronic subdural hematoma. Computational Intelligence and Neuroscience, 2022, (2022):1-5.